HTC ONE 2014: ĐƯỢC ĂN CẢ NGÃ VỀ KHÔNG

Ảnh

 

Cũng lâu rồi không viết review (kể từ hồi thấy anh Nguyễn Đức Việt review hay hơn) và cũng là lần đầu tiên review 1 sản phẩm không phải là “Táo” nên nếu có sai sót hay “chém” hơi mạnh thì các bạn bỏ qua. Về phần thông tin thì đủ dùng và đều có xác thực, nên cứ yên tâm là những kiến thức các bạn sẽ biết về HTC One 2014 trong bài blog này là “sâu” và “rộng” (hehe). Hi vọng là sau khi đọc blog này thì sẽ có bạn mua HTC One 2014 xài thử, sẵn cho mình mượn luôn. Ok? Ok thì đọc tiếp.

Hùi nhỏ thì thằng con trai nào cũng mê xe đua. Thấy mấy chiếc xe đua trong phim, xe điều khiển từ xa thì chết mê chết mệt. Mình cũng vậy. Chiếc xe đua đầu tiên mình thích là Bugatti Veyron. Nó nhanh nhất thế giới đấy (vào lúc đó), nhỏ gọn, xinh xắn, mạnh khỏi chê. Hùi đó cứ tưởng thích Bugatti nhất. Nhưng sau khi thằng bạn kiu về coi mấy chiếc Lamborghini thì thấy khác. Bắt đầu thích cái kiểu dáng hầm hố của Lambor, thích tiếng động cơ hết cmn hồn của nó, thích cái sức mạnh trâu bò của nó,..những thứ được hoàn thiện nhiều hơn so với Bugatti. iPhone, trong tâm trí tôi, luôn là Bugatti, và giây phút tôi thấy HTC One 2014 cũng giống như giây phút tôi tìm hiểu về Lamborghini.

Ảnh

 

Nhưng với M8, One đã nâng cao tầm thiết kế lên một tiêu chuẩn mới, dường như vượt qua cả Apple và tiêu chuẩn đó đã đạt đỉnh của sự tinh tế.

Thiết kế:
Bài blog sẽ khá dài, nên nếu bạn thấy cái kiểu Mở bài của tôi xàm thì nên tắt ngay đi nhá. và cũng vì bài blog dài nên tôi sẽ gọi HTC One 2014 là M8 (mã hiệu của nó) cho ngắn gọn. Tôi cá là nếu bạn dạo khắp các trang báo Việt thì người ta sẽ nói M8 có thiết kế không khác mấy so với One 2013, và không có gì nổi bật. Để tôi cho bạn xem họ đã sai như thế nào khi nói vậy. Đúng là M8 không có gì thật-sự-nổi-bật so với One 2013 cũng như so với những smartphone khác với màn hình 5 inch. Đúng là M8 tiếp tục sử dụng vỏ nhôm-thứ giờ đây đã được các hãng (trừ Samsung) nhận ra rằng là chất liệu mang tới vẻ sang trọng và đẳng cấp. Nhưng với M8, One đã nâng cao tầm thiết kế lên một tiêu chuẩn mới, dường như vượt qua cả Apple và tiêu chuẩn đó đã đạt đỉnh của sự tinh tế. Cũng giống như việc Lambor đã hoàn thiện xuất sắc những gì mà Bugatti chứa đựng, M8 đã nâng tầm những đỉnh cao thiết kế của iPhone. M8 mang đến màn hình 5 inch với kích thước tổng thể 5.76 inch, nhưng HTC đã làm tốt để mặt trước nhìn rời rạc. Màn hinh đương nhiên là Full HD, và chất lượng thật sự tuyệt vời, với màu sắc được thể hiện hoàn hảo, đi theo hướng mô phỏng chính xác như iPhone chứ không nịnh mắt, và đương nhiên, do màn hình lớn hơn nên cũng đẹp hơn iPhone. Nhưng đây không phải là chiếc điện thoại cạnh tranh với Apple, nó cần cạnh tranh với các hãng khác nữa-những hãng cũng có màn hình 5 inch, Full HD và chuẩn. Nên M8 tiếp tục mang 2 dải loa BoomSound trở lại- thứ đã khiến One 2013 trở thành chiếc điện thoại to mồm nhất năm ngoái. Và cách sắp xếp dải loa cũng giúp mặt trước đều đặn hơn. Năm ngoái, bên phải dải loa phía trên là camera trước, bên trái là 2 cảm biến khiến cho ta cảm thấy dải loa nằm chếch về bên phải. Nhưng năm nay, do mặt trước đã được nới rộng ra, cả cảm biến và camera trước đều nằm bên phải nên trông khá đều. M8 cũng đã bỏ 2 nút cảm ứng bên cạnh logo HTC mà thay vào đó là 3 nút mặc định của Android, điều này khiến phía dưới mặt trước đơn giản hơn và có điểm nhấn khi logo HTC được viết thường nằm giữa dải loa.

Ảnh

 

Ngoài ra Chất liệu nhôm của M8 đã được hoàn thiện xuất sắc. HTC nói rằng vỏ của M8 chứa đến 90% là nhôm, còn 10% kia là gì thì không biết, nhưng chắc chắn HTC thông minh khi làm vậy. Có khả năng máy sẽ bán theo 3 màu: bạc-vàng-và đen xám. Nhưng tôi thích nhất màu đen xám. Nói trắng ra thì nó nhìn giống màu xám không gian của 5s, nhưng nhìn đẹp hơn rất nhiều. Mặt trước chính xác là màu của mặt sau 5s, nhưng do màn hình lớn nên màu này khiến cho màn hình rực lên, nhìn rất bắt mắt. Mặt sau thì màu khá sáng, bóng bẩy, lí do là vì 10% chất liệu khác. Và cách duy nhất để biết được M8 đã được gia công tốt như thế nào là cảm giác mà nó thoải mái trong tay. Chắc chắn nó sẽ thoải mái, với các cạnh, góc được gia công tốt, tự nhiên mà vẫn có vẻ sang trọng, ăn đứt các viền benzen của các hãng khác và cho Apple bài học nhớ đời. Lí do mà các cạnh, góc của iPhone cấn tay là vì nhôm nguyên khối. M8 sử dụng 90% nhôm, khiến các cạnh sang trọng mà vẫn thoải mái uốn cong. Nói chung đường cong em này khỏi chê mà còn là hàng xịn nữa chứ.

Ảnh

Trước giờ tôi chả thích xài ốp lưng, vỏ cho đt, bởi vì nó làm mất đi vẻ đẹp. Nhưng với M8 thì sẽ khác. Những cái case của các hãng khác giờ là muỗi so với Dot View case của M8. Chả có gì nhiều, chỉ là case sẽ hiện thông báo cho bạn theo kiểu các dấu chấm thôi ấy mà. 90% người sử dụng điện thoại mua case nhưng giờ đây case này mới thật sự tiện ích và sáng tạo.

Ảnh

Bấy nhiêu đó đã thuyết phục bạn là M8 có thiết kế đỉnh cao chưa? Nếu chưa thì tôi xin bật mí bí mật cuối cùng về màn hình trên M8. Máy chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy thương cái túi quần. Thuộc về dạng trâu bò nhất trong mấy cái điện thoại, M8 càng gây khó chịu khi để nút nguồn tút trên đỉnh máy. Nếu bạn thiếu may mắn khi không Fap nhiều để có bàn tay lớn thì sẽ muốn đập máy mỗi lần nhất nút nguồn. Nhưng cứ yên tâm, nếu bạn không thích Fap thì cứ tiếp tục, bởi vì khi sử dụng M8, bạn chẳng cần nhấn nút nguồn làm gì. Chỉ cần nhấn 2 lần vào màn hình để mớ máy, hoặc vuốt phải để vào thẳng BlinkFeed. Nếu máy báo có cuộc gọi, chỉ cần cầm máy lên, áp vào tay là máy sẽ tự động trả lời. Vuốt xuống để vào thẳng Camera…. Phải, HTC lấy chức năng KnockON của LG để xây dựng, nhưng quá hữu ích và tiện lợi nếu so với LG G2. Nói tóm lại, Apple đã thiết kế iPhone để nó trở nên đẹp, đẳng cấp và sang trọng, nhưng HTC còn làm tốt hơn thế với M8- một chiếc điện thoại hiếm thấy nằm giữa giao điểm của hai vòng tròn: Đẹp và Hữu ích.

Ảnh

 

HTC, né cả hai nhược điểm này của Apple và Samsung, bán ra một chiếc điện thoại có những tính năng không cần quảng cáo và không thể bắt chước.

Tính năng:
HTC One năm ngoái luôn được bình chọn là smarphone tuyệt nhất năm, không chỉ vì thiết kế đột phá mà còn vì các tính năng hữu ích. Vì vậy One của năm nay chỉ tập trung vào thiết kế mà bỏ qua nhiều về tính năng, hầu như không có gì mới, nhưng may mắn thay là các tính năng được bổ sung và cải tiến đều khá hữu dụng. HTC cần nhiều tính năng hit hơn so với một chiếc điện thoại đỉnh cao này. Apple không bán điện thoại, họ chỉ bán những cái khuôn đúc điện thoại với những chức năng tiên phong cho các hãng khác lấy cái đúc đó để làm ra cái điện thoại. Samsung cũng chả bán điện thoại, họ phát tờ rơi, bán những tính năng được quảng cáo rầm rộ nhưng chả ai dùng. HTC, né cả hai nhược điểm này của Apple và Samsung, bán ra một chiếc điện thoại có những tính năng không cần quảng cáo và không thể bắt chước. Một trong số đó là BlinkFeed và giao diện Sense 6 mới. BlinkFeed mới được thiết kế phẳng hơn, nằm về bên trái của màn hình chính. Tương tự như One 2013, BlinkFeed tiếp tục cho người dùng theo dõi mọi hoạt động, thông tin từ khắp các nguồn trên mạng hay ứng dụng. Và dù giống như Flipboard nhưng BlinkFeed hơn hẳn về độ tiện ích khi nằm ngay màn hình chính. Tính năng tiếp tục hữu ích, nhất là với các bạn nghiện Facebook nặng.

Ảnh

Bên phải của BlinkFeed-màn hình chính là giao diện mới nhất từ HTC- Sense 6. Ngày càng có nhiều hãng muốn cự tuyệt với Android. Samsung chuẩn bị chuyển hoàn toàn sang Tizen, mặc cho Google gây áp lực, và HTC, theo phát biểu hùng hồn của họ, rằng họ đã can thiệp vào từng pixel mà Kit Kat thể hiện để tinh chỉnh lại, tạo thành Sense 6. Không khác mấy về giao diện so với Sense 5.5, Sense chỉ làm phẳng các thiết kế hơn, làm chúng thân thiện hơn. Vậy tại sao HTC lại phát biểu như vậy? Chính là vì họ đã cố gắng để nâng cao hiệu năng của Sense 6. TouchWiz của Samsung luôn gây ức chế khi làm chậm máy, mang đến hàng tá thứ bạn không bao giờ cần đến. Nhưng hi vọng Sense 6 sẽ nhanh, mượt và hiệu quả hơn.

Ảnh

HTC trước giờ luôn tránh đụng độ trực tiếp với Apple và Samsung, họ chi tập trung chính họ, đó cũng là lí do tại sao HTC trượt dốc không phanh, đơn giản vì người dùng luôn tham lam muốn HTC phải như Apple, Samsung. Năm ngoái, khi mà iPhone 5s và S4 solo và cuối cùng iPhone 5s chiến thắng với doanh số toàn cầu cao hơn, HTC One chỉ việc ngồi đó và hưởng những danh hiệu như “Điện thoại của năm”. Nói như vậy đủ giải thích cho các bạn biết, M8 sẽ chẳng có quét vân tay như Galaxy S5 và iPhone 5s. Đừng hi vọng nữa nhé. Về cấu hình, M8 sở hữu chip mới nhất của Qualcomm- Snapdragon 801 với 2GB RAM. Vì vậy, cảm giác bay khi chơi game, xem phim là điều khỏi bàn nhá. 

Ảnh

Tính năng tiếp theo là tiết kiệm pin mang tên Extreme Power Saver. Khi bật lên thì máy sẽ tắt mọi thứ, ngoại trừ cuộc gọi, tin nhắn và e-mail. Nói chung những chế độ như thế này chỉ hữu ích khi bạn đi chơi xa, khó sạc pin hoặc không thể sạc do sợ mất máy, chứ bình thường mà xài mấy cái chức năng này thì người nói trước, người ta chê là ” yếu sinh lí” ấy.

Ảnh

 

Ảnh

 

Thật đáng tiếc khi HTC cải tiến mọi thứ, ngoại trừ camera.

Năm ngoái, HTC One mở đầu camera UltraPixel, camera sẽ tinh chỉnh pixel để thu được nhiều ánh sáng hơn. Kết quả là rất tệ, và nó tiếp tục tệ. Tốt nhất là HTC nên bỏ cmn cái UltraPixel, khi mà những cố gắng trên M8 bị nó huỷ hoại. M8 sở hữu đèn Flash kép như iPhone 5s và hẳn hoi một camera phụ phía trên camera chính. Chất lượng ảnh tệ. Chụp ảnh chậm. Điều duy nhất giúp ích là HTC bổ sung nhiều chức năng chỉnh ảnh ngay trên camera. Sẽ có thể chuyển đổi từ chế độ Selfie sang Camera để phục vụ nhu cầu tự sướng. Tuy nhiên, hựu ích nhất là những gì mà camera phụ mang lại. Camera này mang tên UFocus, mang đến cho bạn khả năng chụp những tấm ảnh theo mọi góc mà bạn muốn, thay vì phải qua một ứng dụng chỉnh ảnh. Và điều này thật sự ấn tượng khi nó mang lại nhiều trải nghiệm mới. Camera của M8 tốt hơn camera của One năm ngoái- cái camera cho màu nực cười- khi camera năm nay chụp tối tốt hơn, cho phép xoá phông kiểu nào cũng được, nhưng camera này không phải là một camera tốt. Nếu bạn muốn chụp một tấm ảnh nhanh và đẹp, tốt hơn bạn nên chọn iPhone 5s, bất kì cái Lumia nào hoặc Galaxy S4. Ngoại trừ S4, những camera khác đều không có kho chức năng chỉnh ảnh tốt như M8, nhưng nó chụp ảnh đẹp ngay từ đầu. Thật đáng tiếc khi HTC cải tiến mọi thứ, ngoại trừ camera. Phía dưới là ảnh gốc chụp từ camera của M8

Ảnh

Ảnh

Ảnh

Ảnh

Ảnh

Bugatti đã không còn sản xuất dòng Veryon nữa, điều này thật sự chẳng có gì phải buồn vì không sớm thì muộn Bugatti cũng tạo ra một dòng xe đột phá mới. Cứ chờ xem, tạm thời tôi vẫn thích Lamborghini. Cũng như vậy, Apple đã không còn tạo ra những sáng tạo đỉnh cao cho iPhone, nên tạm thời chúng ta hãy thích những chiếc điện thoại như HTC One 2014. HTC và Nokia 2 năm gần đây đã đối mặt với khó khăn. Nokia đã bị Microsoft mua lại, chỉ còn HTC cố gắng. Và dù tôi thích HTC One 2014, không có nghĩa là nó sẽ khác One 2013-chiếc điện thoại tuy đã được đánh giá cao nhưng không được mua nhiều. Nếu vậy, HTC sẽ chỉ còn nước bán mình như Nokia, hay trước đó là Blackberry. Tuy nhiên, tôi hi vọng HTC One 2014 sẽ đạt được thành công lớn khi may mắn là, iPhone 6 sắp tới đây sẽ chẳng đổi mới nhiều. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có cơ hội được thấy những dòng One tiếp theo của HTC, trước khi Tim Cook kịp hoàn tất 13 cây bài tủ trong tay.

(Tham khảo: Genk, The Verge)

Ảnh

 

 

TOP 10 LÍ DO TẠI SAO INTERNET THẬT VỚ VẨN

Ảnh

Này, nếu bạn đang đọc những dòng này, thì là do bạn chọn đấy nhé, tôi không ép bạn. Bạn đã quyết định đọc blog này, thì hãy cố gắng chấp nhận những sự thật mà tôi sắp tiết lộ về internet, và nói trước cho biết nhá, mấy cái sự thật này sẽ cho bạn thấy internet-thứ mà (mất dạy thật) đang giúp tôi chia sẻ với bạn- thật vớ vẩn.

10. Chậm phát triển:

Chắc bạn đang tự hỏi liệu tôi có bị khùng không khi mà lại nói điều hoàn toàn ngược với những gì người ta thường nói: Internet đang phát triển chóng mặt. Cách nói nào cũng đúng, chỉ là nên nói rõ ràng: “NHỮNG TIỆN ÍCH MÀ INTERNET MANG LẠI ĐANG PHÁT TRIỂN CHÓNG MẶT, CÒN BẢN THÂN INTERNET VẪN CÒN ĐANG GIẬM CHÂN TẠI CHỖ”. Phản đối? Không thể phủ nhận internet đã thay đổi cách con người kết nối với 3 thứ mà tôi nghĩ là quan trọng nhất: tin nhắn qua mạng, forum và mạng xã hội. 3 thứ này đang phát triển còn nhanh hơn nấm mọc. Từ Y! đến Facebook, từ MySpace đến Tumblr, từ Y! Messenger đến Facebook Messenger, tất cả thay đổi chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng bản thân internet- thứ đã có thời kỳ phát triển nhanh cực kỳ lúc mới ra đời- lại đang giậm chân. Kể từ khi ra đời vào năm 1960 cho những siêu máy tính, chỉ vài năm sau, internet đã nằm gọn trong những chiếc máy tính để bàn. Thế nhưng, kể từ năm 1990 đến nay (24 năm cmnr), người ta vẫn chưa tìm được phương thức nào để thay thế việc trước mỗi địa chỉ website có 3 chữ www. Internet vẫn vậy, vẫn chỉ tồn tại trên máy tính để bạn, trên laptop, trên smartphone, chứ chưa có trong nhà vệ sinh (ước muốn của tôi) hay 1 cửa hàng nào đó.

9.Phức tạp:

Bạn nghĩ việc sử dụng internet hàng ngày chả có gì khó. Đó chỉ là vì bạn sử dụng nó ngày qua ngày với cùng 1 thao tác. Nhưng hãy suy nghĩ, bạn phải làm gì để có thể sử dụng internet. Nếu sử dụng điện thoại, và xui xẻo (trời đánh thật) là nơi bạn đang đứng không có wi-fi. Bạn phải sử dụng 3G để có thể lên được internet. Thế nhỡ có wi-fi, bạn lại phải tắt 3G đi (để cho khỏi sạch túi vào cuối tháng), tìm wi-fi, hỏi pass người chủ (nếu họ “xấu tính” đặt pass) và rồi vào internet. Nếu sử dụng máy tính, bạn phải liên hệ với nhà phân phối, đợi họ lại lắp đặt modem, cái đủ thứ tàm xàm bá láp vào máy, rồi lên mạng. Thấy chưa, tin chưa, internet không đơn giản so với mạng điện thoại: lắp cái sim vào, nạp tiền là xài thoải mái.

8. Thiếu thực tế:

Ngày nay, 1 ngày bạn sử dụng internet còn nhiều hơn số lần bạn cầm cây lược lên, mặc dù việc lên mạng chả có gì thực tế nếu so với việc bạn chăm chút cho mái tóc của mình. Những gì bạn thấy trên mạng, gần như là đã chỉnh sửa sao cho vừa lòng bạn hơn là để cho đúng giá trị của nó. Game Online, những ứng dụng,…. mà internet cung cấp đều là giả, đều không tồn tại khi bạn tắt internet. Hãy thử tắt modem 1 lần, những gì bạn thấy trên internet đều không còn hiện hữu ngoài đời thực. Những gương mặt, những cuộc nc,… bạn tắt đi là sẻ không còn gặp được ngoài đời nữa. Tôi vừa mới đi cắm trại với mấy đứa bạn mấy ngày trước, và cảm thấy có chút buồn khi người ta dần dần mê những điều thiếu thực tế trên mạng hơn là những trải nghiệm như chuyến đi của tôi. Nếu bạn rủ ai đó đi uống nước, và người đó từ chối, hãy ngầm hiểu rằng có thể họ cảm thấy sướng hơn khi nằm trên giường, lướt net và xem đủ thứ chuyện trên đó hơn là được đi cạnh nhau, nhìn thấy nhau.

7. Lây lan:

Báo mạng đang dần thay thế báo giấy. Những tờ báo, thậm chí cực kỳ uy tín, giờ đây thua cả một status của 1 người nổi tiếng nào đó trên mạng. Người ta giờ đây không còn quan tâm những điều mà báo giấy cung cấp nữa. Chỉ cần 1 con nhỏ trên mạng up hình đi đây đó, giúp đỡ người già yếu, bệnh tật,…. thì ngay lập tức được truyền đi nhanh chóng. Và điều này, đã dần thay đổi thói quen của chúng ta. Không còn ai quan tâm liệu người khác có nói thật không, chỉ cần ấn nút share là được rồi. Nhảm ở chỗ những điều được lây lan trên mạng ngày càng nhảm, những xu hướng, những câu nói, chả có gì hay ho, lại được truyền đi nhanh chóng. Và đương nhiên, khi những thứ như vậy lây lan sẽ kéo theo những căn bệnh. Hack, virus, spam,…. Biết gì không? Đa số mấy thằng ở không ăn bám bố mẹ đã tạo ra những phần mềm hack, những ứng dụng bẩn, và lại đi khoe khoang như đó là một nghề chân chính. Hay ho gì nếu bạn khởi nghiệp bằng việc huỷ hoại trải nghiệm của người khác, thay vì mang đến những trải nghiệm mới cho người dùng.

6. Chất lượng như sh*t:

Năm ngoái, có 1 bà già cấm 1 cây xẻng đập nát trụ dẫn cáp quang, thế là cả khu vực xung quanh mất mạng. Ai ngờ được là 1 bà già chỉ còn cầm được cây xẻng lại có thể huỷ hoại thành tựu bao nhiêu năm!?!? Chất lượng internet là điều khỏi nói nhiều: chưa hoàn thiện. Chắc sẽ còn lâu bạn mới thấy wi-fi phủ sóng toàn quốc, hay việc bạn có thể gọi điện thoại cho người thân ở nước ngoài qua internet,…. Tệ hơn là, chất lượng internet không đồng bộ. Những đứa bạn của tôi khi đi chơi net luôn phải cân nhắc nên đi chỗ nào. Không phải vì chỗ này có máy lạnh, chỗ kia không, hay chỗ này có con gái ông chủ xinh còn chỗ kia không. Mà vì chỗ này lag còn chỗ kia thì không (lag: là điều xảy ra khi bạn cảm thấy tim đập nhanh,mắt mờ, run rẩy vì thấy website tải chậm hay thậm chí là không thể kết nối). Mắc cười là, hớhớ, chỗ nào cũng cùng 1 loại mạng, cùng 1 loại cáp, cách nhau chưa đến 1 cây số, nhưng chất lượng lại khác nhau đến thế đấy.

5. Những thứ vớ vẩn:

Chả biết bạn thì sao chứ mỗi lần tôi đang lướt web mà 1 đoạn quảng cáo hiện ra là chỉ muốn đập cái mày. Tôi không phản đối quảng cáo trên mạng, nhưng có những đoạn quảng cáo che mất nội dụng website, hay dưới dạng video clip, tự động mở lên và âm thanh của nó làm tôi muốn rớt khỏi ghế. Hay có lúc bạn muốn tải một thứ gì đó và internet bắt bạn phải tham dự 1 cuộc khảo sát, trả lời câu hỏi hay đại loại,…. Và như lí do thứ 8 đã nói tới, khi gặp những tình huống như vậy, bạn chỉ có nước chịu trận thay vì làm nó dừng lại bằng cách đập nát nó ngoài đới.

4. Quan trọng- QUÁ MỨC CẦN THIẾT:

Tôi phải làm gì để có thể nc với gấu? Lên mạng. Phải làm gì để xem những đoạn phim? Lên mạng. Phải làm gì để học AV? Lên mạng,….. Mặc dù tôi có thể hẹn gấu ra nc, có thể đến rạp xem phim, đến những trung tâm để học AV, nhưng quan trọng là người ta không còn quan tâm đến những việc đó nữa. Không còn ai ưu tiên cho đời sống thật. Facebook đang định lập ra địa chỉ internet.org, chỉ để người ta kết nối internet, thay vì dùng số tài sản khổng lồ mà tạo ra thứ gì đó hay ho hơn. Và trong thời khoá biểu mỗi ngày, tôi dám cá là có 1 phần thời gian khổng lồ mà bạn dành cho internet. Tôi cũng vậy, và chúng ta làm vậy chỉ đơn giản vì internet đang nắm hết những mối liên hệ của chúng ta với đời sống. Con gái thời nay phải chụp hình trước, up lên mạng rồi mới chịu ăn cơm, đi ngủ… Hay mấy thằng con trai phải đi chơi net thì mới có tinh thần học hành. Internet đã thay đổi con người theo hướng tích cực, nhưng nó đang quan trọng quá mức cần thiết.

3. Giả dối:

Thấy tấm hình tiêu đề không? Chúng ta có thể làm bất kì ai chúng ta muốn trên mạng. Và nếu bạn xem Catfish-series nói về việc gặp mặt của những cặp hẹn hò trên mạng- bạn sẽ hiểu ý tôi. Kì lạ là người ta lại có thể chấp nhận việc đó dễ dàng. Khi nghe nói thằng đó bị gay đó, ai cũng bàn tán, thay vì đi tìm sự thật. Con người luôn tin những điều mà họ muốn tin. Và ai mà chẳng muốn tin Internet cơ chứ- thứ mà đã gắn liền với cuộc sống hàng ngày của bạn.

2. Không hiểu chúng ta:

Có lẽ bạn thấy những mục gần #1 trong top 10 này ngắn hơn những mục ở trên. Không phải vì tôi làm biếng hay buồn ngủ đâu, chỉ vì đây là những điều quan trọng nhất và dễ hiểu nhất mà tôi để dành cho các bạn. Internet dù gì cũng là 1 hệ thống và tuy nó được con người tạo ra, nó cũng không bao giờ có thể hiểu chúng ta. Có nhiều lúc tôi đi học thêm, muốn internet nó tự bật sẵn ở nhà nhưng không được. Hơi viển vông phải không, vậy thử điều gì đó thực tế nhak. Internet không bao giờ chọn lọc ra những thứ bạn muốn xem với những thứ bạn không muốn xem. Những thứ bạn không muốn xem, dù bạn có cố gắng đến đâu, cũng sẽ gặp lại nó hoặc những thứ tương tự. Khác với ngoài đời, nếu bạn gặp phải 1 thằng mắc dịch nào đó, bạn có thể không gặp lại nó nữa.

1. Chính sách:

Có lẽ điều này hơi lạ với bạn nhưng tôi nghĩ điều này sẽ thay đổi internet trong tương lai. Có bao giờ bạn muốn tải 1 bài hát trên mạng miễn phí thay vì phải bỏ tiền ra chưa? Hay bạn muốn xem 1 bộ phim cùng lúc nó được ra mắt ngoài rạp. Chính sách của các công ty không cho phép bạn làm điều đó. Và lí do? Chính là tất cả những gì mà này giờ bạn đọc, từ #10 đến #2. Vì vậy tôi mới để điều này ở #1. Ở Mỹ, chính phủ đã bị phát hiện là lén theo dõi người dân thông qua internet, và lí do là để đảm bảo an toàn. Thế đấy, những chính sách chính là thứ đang giết chết internet. Nhưng nếu có 1 ngày nào đó nó thay đổi, đó sẽ là ngày internet trở nên bá đạo và hiệu quả nhất.

Before…After…:Về các ứng dụng chỉnh ảnh

Ảnh

Hey, lại là tôi- Morpho đây. Hôm nay tôi sẽ đưa các bạn đến với….những ứng dụng chỉnh sửa ảnh hiện đang làm mưa làm gió trên smartphone, và việc sử dụng chúng, tốt hay không? nên hay không nên? Vào đề thôi

“Tuỳ theo trình độ và mức độ mà bạn trổ tài trên ứng dụng chỉnh sửa ảnh, sự khác nhau có rõ hay không thì hai tấm vẫn có sự khác nhau nhất định”

Before và After là 2 từ mà mọi người thường chú thích khi đặt hai bức ảnh cạnh nhau để so sánh, chủ yếu là để dìm hàng tấm Before. Cảnh này thường thấy khi bạn đọc những bản tin phẫu thuật thẩm mĩ trên báo. Nhưng giờ đây, nó nên nằm ở những ứng dụng chỉnh sửa ảnh. Before là tấm bạn chụp thật, còn After là sau khi bạn đã chỉnh sửa. Tuỳ theo trình độ và mức độ mà bạn trổ tài trên ứng dụng chỉnh sửa ảnh, sự khác nhau có rõ hay không thì hai tấm vẫn có sự khác nhau nhất định. Chỉnh sửa ảnh, trước khi smartphone ra đời (và ngay cả bây giờ) là công việc của các ứng dụng đồ hoạ chuyên nghiệp trên máy tính. Và việc sử dụng nó, thì khó khỏi nói. Tôi biết những người đã chỉnh ảnh bằng Photoshop sẽ ngay lập tức phản đối. Nhưng nếu so về mặt thiết kế và độ chân thật của tấm ảnh sau khi chỉnh, thì có lẽ Photoshop chỉ là con gà nếu so với những phần mềm khác. Chắc hẳn các bạn đã từng thấy những tấm ảnh Photoshop ảo đến nỗi vô lý (trên haivl). Xui xẻo là nó cũng hoàn toàn có khả năng diễn ra trên các ứng dụng chỉnh ảnh. Để bạn hiểu tại sao lại như vậy, làm ơn đừng buồn ngủ mà nghe tôi giải thích ấy nhá. Khi bạn chỉnh sửa ảnh trên các phần mềm chuyên nghiệp trên máy tính, quá trình sẽ diễn ra khá phức tạp, và tuỳ theo tốc độ của máy bạn thì kết quả sẽ hiện ra nhanh hay chậm. Khi bạn đưa tấm ảnh cho phần mềm xử lý, phần mềm sẽ ngay lập tức chia bức ảnh theo các trục vector, chính là ba trục x,y,z. Và bạn có thể chỉnh sửa theo 3 trục này để cân bằng bố cục cho bức ảnh. Tuy nhiên, việc này trên smartphone diễn ra khá đơn giản, khi chụp hình, nếu bạn bật tuỳ chọn, màn hình smarphone sẽ chia thành các ô vuông, việc bạn cần làm là chụp sao cho chủ thể nằm ở khu vực kẻ từ ô vuông thứ nhất bên trái hàng trên cho đến cuối góc hình. Thế là bạn đã có 1 tấm ảnh tuân theo bố cục vàng. Quay trở lại trên máy tính, quá trình tiếp theo là chỉnh sửa theo raster, nói đơn giản là bạn có thể vẽ thêm màu, chỉnh lại các chi tiết, nhưng chú ý là việc này sử dụng các pixel của hình ảnh, vì vậy sẽ tốn thời gian rất nhiều. Còn ở các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, việc này được thực hiện khá đơn giản bằng cách cung cấp cho bạn lựa chọn qua các bộ lọc. Việc này không ảnh hưởng đến các pixel của ảnh, vì vậy nó hoàn toàn không làm thay đổi pixel, nhưng nó sẽ làm thay đổi các bạn nhìn pixel. Từ đó sẽ làm cho tấm ảnh khác xa so với tấm ảnh gốc, vì vậy đừng ngạc nhiên khi bạn không nhận ra người bạn của bạn khi họ chỉnh ảnh. Công đoạn cuối cùng, là tạo mẫu 3D, việc này không có trên ứng dựng chỉnh ảnh. Vì vậy đôi lúc bạn sẽ thấy những tấm ảnh do chỉnh sửa quá đà đến mức vô lí, đơn giản vì nó không tuân theo cấu trúc 3 chiều. Sau khi hoàn thành xong, phần mềm trên máy tính sẽ thực hiện render, mất khá nhiều thời gian, để đóng gói những gì bạn làm vào 1 tấm ảnh hoàn chỉnh. Còn trên ứng dụng chụp ảnh, nó không quan tâm những gì bạn thao tác có hợp lý hay không, có phá hỏng tấm ảnh không. Tất cả những gì nó làm là hỏi bạn “Save?”. Khi bạn nhấn Save, đôi lúc, (may mắn) mọi chuyện vẫn ổn, đôi lúc lại hỏng bét.

“Điều tôi muốn nói là các ứng dụng chỉnh ảnh như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ích nếu bạn có sẵn tấm ảnh chụp tốt, nhưng nếu những gì bạn chụp được lại quá xa so với những gì bạn muốn, thì xin chúc bạn may mắn, sẽ chả còn ai nhận ra bạn nếu bạn chỉnh sửa quá nhiều đâu.”

Để tôi kể bạn 1 câu chuyện có thật từ những người bạn của tôi. TAP- bạn của tôi, có một hôm thấy tấm ảnh của một bạn gái, bạn gái này lại thích một người bạn trai của tụi tôi. Sau khi quan sát một lúc, cậu ta phát hiện ra rằng tấm ảnh cho thấy…. người bạn gái đó có tới 4 vòng 1(18+ nhá). Sự thật như thế nào thì tôi không tiện tiết lộ ở đây, nhưng bạn thấy đấy, việc chụp ảnh có thể dẫn tới vô vàn những tình huống dở khóc dở cười. Và nếu bạn sử dụng ứng dụng chỉnh sửa ảnh, số cơ hội bị ê mặt lại càng cao hơn. Thứ nhất, nếu mọi thứ hỏng bét, nó sẽ cực kỳ thiếu hợp lý. Bởi vì ứng dụng ảnh không render, nên tấm ảnh của bạn không được sắp xếp hợp lý. Thứ hai, như mọi thứ thử thách thần kinh khác, ứng dụng chụp ảnh (tin hay không tuỳ bạn) đòi hỏi khá nhiều kĩ năng sử dụng đấy. Để làm đẹp tấm ảnh hơn khi bạn có nhan sắc sẵn, thì khác hoàn toàn so với bạn che khuyết cái xấu của mình. MT, bạn thân của tôi, là người thích chụp phong cảnh, và đương nhiên, do chỉ sử dụng Galaxy S3 nhưng cu cậu lại muốn nó thật đẹp, cậu phải sử dụng ứng dụng chỉnh ảnh mang tên Cymera, khá hay. Cậu ấy sử dụng các bộ lọc tôn lên màu sắc và ánh sáng của mặt trời, xoá phông, chi tiết, tấm ảnh nhìn rất tuyệt. Điều tôi muốn nói là các ứng dụng chỉnh ảnh như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp ích nếu bạn có sẵn tấm ảnh chụp tốt, nhưng nếu những gì bạn chụp được lại quá xa so với những gì bạn muốn, thì xin chúc bạn may mắn, sẽ chả còn ai nhận ra bạn nếu bạn chỉnh sửa quá nhiều đâu.

“Chúng ngày càng vượt trội hơn và có thể đến một lúc nào đó, bạn không cần phải sử dụng chỉnh ảnh nữa.”

Cũng giống như bài blog trước, tôi hi vọng bạn có thể thay đổi cách sử dụng một trong những thứ đang tạo cơn sốt như ứng dụng chỉnh ảnh. Dạo khắp haivl, bạn có thể thấy những câu như: “Không tìm được bạn vì nó sử dụng Camera360″…. Đừng để trở thành tâm điểm bị mọi người ghét chỉ vì lạm dụng một công cụ được tạo ra vì mục đích tích cực: làm mọi thứ đẹp hơn. Đừng lạm dụng quá nhiều mà thay vào đó hãy sử dụng hợp lý để phản ánh đúng cái nhìn mà bạn chụp được thay vì làm xấu đi thực tế. Các ứng dụng chỉnh ảnh có trên smartphone, điều này khiến mọi việc dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, các hãng đang dần cải tiến khả năng camera. Chúng ngày càng vượt trội hơn và có thể đến một lúc nào đó, bạn không cần phải sử dụng chỉnh ảnh nữa.

Facebook hay Face-book?

Ảnh 

Trước khi chúng ta bắt đầu, để tôi hỏi bạn một câu: Bạn có biết trang web MSN của Microsoft? hay Friendster? Nếu bạn không biết, có lẽ tôi cũng không ngạc nhiên. Nhưng tôi biết bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, hai trang web đó đã từng là những mạng xã hội như Facebook, ngạc nhiên hơn nữa khi cũng như Facebook, MSN và Friendster đã từng tung hoành những năm đầu thế kỉ trước khi Mark Zuckerberg tạo ra Facebook. Tôi sẽ nói nhiều về MSN và Friendster vào cuối bài, bởi vì mục đích bạn đang đọc blog này là vì Facebook-thứ đang dần trở thành một phần cuộc sống của bạn.

“Mọi thứ đột nhiên trở nên vớ vẩn khi bạn phát hiện những gì bạn thấy là sai”

Đừng vội tắt bài blog khi nghĩ rằng rồi tôi sẽ giảng giải những cấu trúc phức tạp về lập trình web, chiến lược xây dựng hay lịch sử của Facebook,vân vân… Thứ nhất, tôi chả biết về mấy cái đó. Thứ hai, tôi cũng như bạn, quan tâm đến đời sống nhiều hơn, khi nó có mặt Facebook. Vài năm trước, người ta còn sử dụng rần rần một phần mềm có chữ y in hoa đặt cạnh dấu chấm than. Nhưng giờ đầy, chả mấy ai quan tâm tới nó. Kể từ khi có Facebook, xóm tôi vui hẳn ra. Thằng bạn nhà kế bên rủ tôi chơi Facebook, rồi hai người anh của tôi Ethan và Adrian tham gia, rồi dần dần, cả xóm, từ trẻ tới già, từ thằng đang ngồi nói xấu Facebook tới bà bán cháo vịt…. Rồi bước vào trường. Trước kia, tụi tui nc bằng thư, điện thoại. Nhưng từ khi có phần mềm hình chữ f trong khung xanh, ai cũng hỏi: “Có chơi Facebook không?” Sẵn tiện, tôi thắc mắc tại sao người ta dùng từ “chơi” chứ không phải “dùng”. Facebook là game hả!?!? Và lí do tôi ngồi đây viết blog về Facebook không phải để câu like, để hứng đá, để bình phẩm về văn hoá sử dụng Facebook như người khác. Lí do đơn giản vì tôi muốn các bạn nhìn Facebook dưới góc nhìn công nghệ và hài hước một chút. Vậy người ta làm gì trên Facebook. Câu trả lời là: BẠN MUỐN LÀM GÌ THÌ LÀM. Tâm sự, khoe mẽ, mua bán, chia sẻ, hình ảnh, trò chuyện, hâm mộ, tẩy chay,…. Vấn đề là, những gì họ làm, hay nói đúng hơn là con người thời nay làm với Facebook, lại quá xa rời mục đích của nó. Mark đã nói lí do anh tạo nên Facebook là để kết nối con người. Nhưng cũng không biết từ lúc nào, con người sống ở nông thôn, rồi thành thị, và bây giờ họ xách nhau lên mạng sống. Tôi á, tôi có sử dụng Facebook chứ, thỉnh thoảng post hình, xàm xàm chút xíu, nhưng chưa bao giờ tôi post cái mặt xấu xí mình lên, hay cố gắng tuyên ngôn một cái gì đó gây shock, hay vào comment chửi bới um xùm “wall” người ta. Người ta làm vậy, còn tôi thì không, và bạn cũng đừng nha. Bởi vì khi cố gắng chạy theo những điều đó, mọi thứ đột nhiên trở nên vớ vẩn khi bạn phát hiện những gì bạn thấy là sai.

“Người dùng Facebook, hoá ra cũng giống như người tạo nên Facebook: dối trá và ích kỉ”

Đôi lúc người ta làm những trò vui trên Facebook, đôi lúc không. Mấy đứa bạn lớp tôi- những đứa luôn có khiếu hài hước bẩm sinh, luôn post những tấm hình chụp trực tiếp, ghi lại những giây phút cực kì hài hước. Bạn thân của tôi- Shane, thì luôn chăm chỉ post những tấm hình mà nó chụp từ điện thoại, có điều mấy tấm đó nhìn mê luôn… Đấy, Newsfeed của tôi đấy. Nhưng đôi lúc, lại có những tấm hình những cô gái còn nhỏ, trang điểm, “tự sướng”, hay những stt mà tôi nghĩ rồi đây sẽ gây war đây,… Khác với Apple và Google, Facebook không đặt giới hạn cho những hình ảnh, video,… Nếu một ứng dụng, video clip phản cảm,… được gửi cho Apple hay Google, 90% nó sẽ bị xoá mà không báo trước. Còn Facebook thì tự do. Đó là lí do tại sao tôi chỉ kết bạn với những ai thật sự quen biết ngoài đời. Vì vậy tôi chỉ có 236 người bạn (và sẽ ít hơn khi tụi nó đọc blog này). Tôi không phản đối bạn kết bạn nhiều người, nhưng hãy cẩn thận nếu không bị khủng bố Newsfeed. Khi tạo nên Facebook, Mark nhờ người bạn của mình là Eduardo Savarin viết thuật toán để lập trình. Sau đó, Mark thẳng tay tống khứ hết phần Eduardo sở hữu trong Facebook. Người dùng Facebook, hoá ra cũng giống như người tạo nên Faebook: dối trá và ích kỉ. Cuối cùng thì Mark có hàng triệu Facebook Friends. Nhưng mất đi người bạn thân thật sự duy nhất.

“Số phận của Facebook, sớm hay muộn, rồi cũng giống MSN và Friendster, nếu người dùng không sử dụng đúng”

MSN và Friendster, như tôi đã nói lúc trước, là những mạng xã hội đình đám, nhưng về cơ bản đều bị lãng quên (hiện vẫn đang hoạt động) vì một lí do duy nhất “hiệu ứng domino”. Cơ bản là nếu một số người dùng ngừng sử dụng, hàng loạt bạn bè và những người kết nối cũng sẽ ngừng sử dụng. Đó là điểm yếu của mạng xã hội, nó có thể bị đánh bại bởi sự kết nối người dùng. Và tôi biết nhiều người đã rời bỏ Facebook chỉ vì tính quản lí nội dung của mạng quá kém. Nhưng tại sao tôi và một số khác vẫn sử dụng? Hãy cố gắng quản lí danh sách bạn bè, nội dung trên Newsfeed của bạn, đặt những quyền riêng tư. Nói đúng ra là sử dụng Facebook như chính mục đích của nó: kết nối chứ không phải phô trương. Nhiều người vẫn đang sử dụng Facebook sai, họ xem nó như một công cụ đánh bóng bản thân, đá xoáy người khác, biến Facebook thành Face-book, nơi tập hợp vẻ bề ngoài của họ. Và việc này sẽ làm Facebook càng thêm phân mảnh, kiểu như Facebook xây dựng những tính năng nhưng chúng ta chả bao giờ sử dụng. Số phận của Facebook, sớm hay muộn, rồi cũng giống MSN và Friendster, nếu người dùng không sử dụng đúng. Facebook đã cố gắng chuyển hướng người dùng sang kết nối với bên ngoài nhiều hơn. Nhưng cuối cùng, Facebook phải chiều ý người dùng, bằng việc mua lại Instagram để phục vụ nhu cầu “tự sướng” của bạn và Whatsapp để giúp mọi người trò chuyện nhiều hơn. Trong tương lai, có thể Facebook sẽ kết hợp hai ứng dụng này vào trong website Facebook để phát triển. Đó là điều hoàn toàn tốt. Nhưng tôi hi vọng họ có thể quản lý nội dung tốt hơn. Facebook rất tốt trong việc buộc người dùng dưới 18 tuổi khai báo các thông tin bắt buộc, nhưng họ chưa có bất kỳ biện pháp nào để quản lí những gì đối tượng này sẽ xem trên Facebook. Nếu Facebook phải chịu chung số phận như MSN và Friendster: cho người dùng tiếp xúc với những gì họ không hề muốn khi sử dụng, đó là một điều rất tiếc, bởi vì dù sao Facebook cũng là một sáng tạo đã giúp ích rất nhiều, nhưng giờ nó đang bị người dùng thay đổi.