MARVEL’S CAPTAIN AMERICA: THE WINTER SOLDIER: ARE YOU GAY !?

 

Ảnh

 

Tự nhiên thấy ngại ngại, phim này đã được chiếu từ đầu tháng 4 và cho đến bây giờ tôi mới có dịp đi xem, và cũng chẳng phải tôi hứng thú muốn đi coi, đơn giản vì phải đi mua giày cho Tím nên sẵn đi luôn. Hì. Nói như vậy để các bạn biết rằng ban đầu tôi chả hứng thú gì với cái phim này, tôi muốn xem Rio 2 hơn, nhưng do lịch chiếu không trùng giờ.

 

Do đã có nhiều người xem phim rồi nên rạp ít người xem. Trong lúc đợi phim, tôi có quan sát một chút. Rạp đã được trang trí lại, khá hay. Nhân viên xinh hơn (Hê Hê). Nhưng thứ thu hút tôi là tấm poster của phim trước phòng chiếu. Samuel L.Jackson trong vai Nick Fury nhìn thẳng vào mặt bạn, ngầu khỏi chê. Chỉ là hiệu ứng tâm lý thôi, bằng việc để poster về nhân vật phụ ngầu như thế, bạn sẽ có tâm lý phỏng đoán trước rằng nhân vật chính chắc cũng badass không kém. Với tôi, tôi đã hi vọng Samuel có nhiều pha hành động hơn trong phim. Và tôi đã rất hài lòng, vì không chỉ Samuel mà hầu như cả bộ phim đều có rất nhiều cảnh hành động.

Ảnh

Sự thay đổi

Steve Rogers bị đặt vào tình thế mà phải đối mặt với nguy hiểm từ mọi phía

Nếu có đọc bài viết của tôi về phim Frozen của Walt Disney thì chắc các bạn cũng đã biết tôi là fan của phim kinh dị và sci-fi. Nhưng đương nhiên, về phim hành động thì tôi xem cũng nhiều, đủ để review phim này cho các bạn đấy, yên tâm (: . Phần đầu của Captain America dở tệ, hãy thừa nhận như vậy. Phim vẫn đạt được độ hoành tráng, nhưng do xuất phát chậm hơn so với series Iron Man nên kì vọng về phim cao nhưng cuối cùng không đáp ứng được. Ít cảnh hành động, nhiều cảnh thực hiện sơ sài và cho thấy các nhân vật chả có nguy hiểm gì cả. Phim vẫn hay khi có cốt truyện chặt chẽ, đó là điểm duy nhất cứu phim, nhưng Marvel sẽ cần rất nhiều để cứu vãn series. Và với Captain America The Winter Soldier, hãng đã biết cách mang đến nhiều thay đổi. Thứ nhất, cả hai anh em nhà Russo cùng nhau đạo diễn phim chứ không chỉ một người nhà Russo như phần trước. Đây là điểm hay vì để thay đổi toàn bộ phong cách phim mới hoàn toàn thì một người là có phần hơi đuối sức, nhất là khi bạn phải làm việc với một studio như Marvel và các sao lớn. Thứ hai, giống như phần 3 đen tối hơn, được lồng vào phong cách hành động những năm 80 của Iron Man, Captain America The Winter Soldier cũng lấy phong cách hành động của quá khứ để làm chuẩn mực, và họ đã làm được. Hai đạo diễn chia sẻ họ muốn lấy phong cách những phim hành động những năm 70, cụ thể là phim Three Days of the Condor để xây dựng nên một bộ phim đầy âm mưu giật gân. Và dù Christopher Nolan đã thành công với The Dark Knight cũng với cách làm phim này thì đây cũng là một phong cách mới, đặc biệt là nó hoàn toàn-theo tôi- chính xác là những gì Marvel cần làm với các phần sau.

Ảnh

Phim có đầy những nhân vật-một yếu tố vốn là điểm mạnh của Marvel- gắn kết chặt chẽ, tạo nên một mạch cốt truyện nhanh và gần như rất khó xác định. Ngay từ đầu, không giống như phần trước, phim đã gần như thuyết phục người xem rằng bất kì nhân vật nào cũng có thể là nhân vật phản diện và bất kì nhân vật nào cũng có thể gặp nguy hiểm. Nhưng đương nhiên, cái đen tối, cái âm mưu giật gân trong phim được nhấn mạnh qua mạch tâm lý của Steve Rodgers trước những thay đổi của cuộc sống hiện đại. Tương tự như cái ngã xuống của Tony Stark trong Iron Man 3, Steve Rogers bị đặt vào tình thế mà phải đối mặt với nguy hiểm từ mọi phía, bị ai đó ở trong bóng tối đâm một cú rõ đau và phải lo lắng sợ sệt, dù sức mạnh của anh không hề thuyên giảm với việc clear nguyên một tàu đầy cướp biển trong cảnh đầu. Tony Stark của Iron Man 3 khá giống Travis Bickle trong Taxi Driver-một kẻ ngạo mạn giờ phải mạo hiểm làm lại từ đầu. Còn Steve Rogers thì giống Eliot Ness trong The Untouchables– một người hết lòng vì nhiệm vụ, cái đúng nhưng giờ bị thử thách bởi nỗi sợ trước một thế lực quá lớn. Marvel đã lấy những thay đổi mang đến thành công trong Iron Man 3 và làm tương tự với Captain America The Winter Soldier, một phong cách đen tối, mới mẻ hơn và tràn đầy giật gân.

Phong cách hành động

Hay cách lia máy quay theo bánh xe khi chiếc xe của Nick rẽ sẽ khiến bạn muốn văng ra khỏi ghế ngồi

Ảnh

Nói vậy thôi chứ xem một bộ phim hành động thì điều bạn quan tâm là những cảnh hành động chứ không quan trọng cốt truyện. Nhờ có mạch phim giật gân nên phim có đầy những cảnh hành động, nhiều gấp đôi thậm chí gấp ba so với phần trước. Nếu phần trước là kể và kể và kể và kể và kể thì phần này sẽ là đánh, đấm, bắn, bay, nhảy, nổ, lật. Và nếu bạn cứ không tin lời tôi mà nghĩ rằng cái khiên của Captain America đủ sức hạ gục hết các kẻ thù như trong cảnh anh “nhậu nhẹt” với nguyên một tàu trong cảnh đầu thì bạn sai rồi, giờ đây tụi kẻ thù nó máu ghê gớm, bọn nó tập gym và aerobic là cho Captain America trong mộng của bạn lên bờ xuống ruộng luôn. Chả đùa đâu, bọn nó bắn cứ như là súng có vô hạn đạn, khi bị mất súng thì móc cả dao găm ra chơi, khi mất dao găm thì lượm cái khiên của Steve chơi Steve luôn. Vâng, thằng tóc bù xù mặc áo giáp ngầu vãi đạn đánh ngang tay với Steve mà bạn thấy trong trailer chơi kiểu mất văn hóa thế đấy. Và thằng này cũng không phải thường, đập Steve như anh trai đập em trai, mặt lạnh như cờ hó và phóng khiên của Steve như thể nó đang chơi phóng đĩa. Nói thật, Red Skull trong phần đầu chỉ là muỗi nếu so với thằng đầu đường xó chợ này, xét về độ cơ bắp và những bất ngờ mang lại. Tuy nhiên, không chỉ có phe thù, phe của Steve nhà ta cũng được bổ sung thêm nhiều hảo thủ. Black Widow tiếp tục làm mưa làm gió với độ dẻo dai và đường cong của ả. Anh chàng da màu với sự xuất hiện đúng lúc. Nhưng quan trọng là Nick Fury giờ có hẳn một cảnh hành động riêng. Yes. Nói thật thì phim này mang đến hình ảnh của Samuel L.Jackson trong Pulp Fiction ngày nào, hành động, khôi hài. Cảnh solo của Nick được đặt ở khoảng đầu phim là có lí do đấy: cảnh này sẽ giới thiệu bạn biết sự thay đổi trong phong cách hành động của phim. Giờ đây các cảnh hành động sẽ kéo dài với đủ các kiểu như tôi đã nói-bắn rồi đấm rồi đá…. Điều này tuyệt vời hơn nếu so với các cảnh hành động trong phần đầu với một kịch bản duy nhất: I’m Captain America, Bitch và rồi lao vào, bam bam bam, một khiên vào mặt và rồi Sleep Tight Bitch.

Ảnh

Cảnh solo của Nick Fury kéo-dài-toàn-hành-động sẽ khiến bạn đi từ tâm lý “Oh shit, Nick is gonna be fucked up” cho đến “Oh Yeah, Woo, he’s gone away” cho đến “Who the fuck is that guy?”. Khá khen cho studio Marvel trong cảnh này. Do xem phòng chiếu Dolby Atmos nên hiệu ứng âm thanh khi các xe va chạm vào nhau cực kỳ ấn tượng, đặc biệt là tiếng gương vỡ. Hay cách lia máy quay theo bánh xe khi chiếc xe của Nick rẽ sẽ khiến bạn muốn văng ra khỏi ghế ngồi (đương nhiên nếu bạn xem 3D). Bên cạnh đó, phim cũng mang đến những cảnh hành động mà theo tôi là hay nhất trong các phim của Marvel cho đến nay. Như trong trường đoạn solo của Nick Fury, cảnh một chiếc xe va vào chiếc xe khác, bay lên rồi lại va vào chiếc bên kia được thực hiện liên tục một cảnh hoàn hảo. Hay hiệu ứng máy tính (Chúa phù hộ Marvel) trong việc tạo ra các cảnh nổ cháy, bay lượn, đâm vào nhau của các tàu bay. Nhắc đến tàu bay, mấy anh làm phim này hình như bị ám ảnh với việc bay lượn. Không chỉ để các con tàu bay là mấu chốt trong âm mưu của phim, Marvel còn mang đến hàng loạt cảnh ấn tượng của các con tàu bay này. Đặc biệt là cảnh cuối sẽ khiến bạn phải choáng ngợp và hoàn toàn thắng thế so với cảnh cuối của The Avengers (một lần nữa-nếu bạn xem 3D). Nói tóm lại các cảnh hành động của phim rất tuyệt vời, không chỉ nhiều, dài mà còn gây cấn với hiệu ứng âm thanh và hình ảnh, từ tiếng ka-thunk của chiếc khiên khi va chạm cho đến cảnh các con tàu bay chơi bắn ruồi phút cuối. Tuyệt vời.

Ảnh

Ảnh

Hình tượng

Ảnh

Nếu các cảnh hành động góp phần lớn nhất trong việc phim giành được 8.2 điểm trên IMDb thì hình tượng Captain America của chúng ta cũng đạt được thành công không nhỏ. Tất cả những gì bạn muốn hỏi về hình tượng này chính là tựa đề của bài blog: Are you gay? Bạn sẽ muốn hỏi Steve câu đó đấy, nếu xem phim và để ý đến hình tượng của ảnh. Thứ nhất, ảnh dê trai ngay từ lúc phim mới bắt đầu, mà lại là trai da màu nữa mới ác chứ (không phải Nick đâu nhé). Thứ hai, ảnh FA suốt mấy chục năm và nụ hôn với Black Widow trong phim là lần đầu tiên ảnh ướt át sau năm 1945. Thứ ba, ảnh vì mê trai nên tha sống cho kẻ thù, chính là thằng đầu đường xó chợ đập ảnh túi bụi ấy. Bạn sẽ hỏi: Thằng siêu anh hùng trong phần đầu giờ lại là thằng dở hơi bị gay rồi sao? Nói đùa vậy thôi chứ hình tượng “gay” của Steve trong phim này hoàn toàn là để thể hiện ảnh yếu đi rất nhiều so với phần đầu. Không chỉ về sức mạnh mà về tâm lý và suy nghĩ. Nếu bạn bị đóng băng suốt mấy chục năm và đột nhiên phải sống trong một thế giới hiện đại thì bạn hiểu rồi đấy. Steve phải tập làm lại từ đầu, không chỉ với Internet, với các Hot Girl, với phong trào Selfie, mà hơn hết là với khái niệm hòa bình và lẽ phải là gì.

Ảnh

Steve cho rằng lẽ phải là làm tất cả những gì được xem là đúng để bảo vệ người dân, nhưng đối thủ của anh lại nghĩ rằng lẽ phải chỉ là cách làm chậm lại tội ác mà thôi. Chúng nghĩ rằng lẽ phải không mang đến hòa bình. Hòa bình thật sự chỉ có thể được giành lấy khi nó được xem là một mục tiêu chứ không phải là một trách nhiệm. Ai đúng và ai sai thì xem phim sẽ biết. Và tôi nghĩ là sau khi xem phim bạn cũng sẽ có được khái niệm riêng cho mình. Tuy nhiên, hình tượng “gay” này của Steve còn có ý nghĩa duy trì những gì người xem thích ở Captain America- chân thật và dũng cảm. Yếu tố “người” ở Steve được thể hiện rõ nhất nếu so với các nhân vật khác của Marvel, dù anh thuộc dạng siêu anh hùng được tiêm sức mạnh. Tại sao? Vì tinh thần, ý chí, lòng dũng cảm và cái chất của lính-Mỹ trong anh. Anh tha chết cho kẻ thù chỉ vì tinh thần của anh thôi và nhờ ý chí và lòng dũng cảm mà anh mới có thể đi tìm hướng đi của mình đấy chứ. Ai mà chả thích một anh chàng đánh nhau bằng tay không (Vì Chúa, ai đấy làm ơn quăng cho anh một cây súng đi chứ) và có hình tượng như thế.

Ảnh

Captain America The Winter Soldier rất hay. Tôi thừa nhận. Nó có ý nghĩa là một bức tranh đứng riêng tuyệt đẹp, nhưng cũng là một màu sắc phụ họa cho những gì mà bạn đang chờ đợi ở The Avengers: Age of Ultron– một màu sắc đen tối hơn.

P/S: kể từ blog này thì mỗi tuần vào tối chủ nhật sẽ có 1 blog về phim ảnh đều đặn cho các bạn nhá. Mong các bạn ủng hộ.

 

 

 

 

 

 

 

 

DANNY BOYLE’S TRANCE: XOẮN NÃO

Ảnh

Đừng bất ngờ vì cái tựa đề, thứ nhất, ‘trance’ trong tiếng Anh có thể dịch chính xác là trạng thái khi bạn đang bị hôn mê, thất thần, bị thôi miên, mất tự chủ, mất trí nhớ,…gọi chung là não bạn không còn bình thường- xoắn não. Thứ hai, đúng như cái tên, bộ phim cũng đã khiến người xem giải trí và cả những người xem thông minh phải xoắn não luôn, vì một lí do duy nhất-nó được thực hiện bởi Danny Boyle.

Cá nhân tôi rất thích Danny Boyle, ông là một số ít các đạo diễn có khả năng chuyển thể tốt các câu chuyện, các chuyến phiêu lưu thành một tác phẩm điện ảnh có giá trị cao. Triệu Phú Khu Ổ Chuột, 127 Giờ, 28 Ngày Sau là những tác phẩm hay nhất của ông và mang một phong cách đặc thù- xoắn não. Nếu bạn thắc mắc tại sao vị đạo diễn này lại có vinh dự thực hiện lễ khai mạc Olympic London 2012 thì tôi xin trả lời, những cốt truyện và phong cách mà ông mang đến trong những tác phẩm luôn có chất đặc thù riêng và gần như đạt được trình độ vượt bậc. Tuy nhiên, trình độ cao không có nghĩa là hoàn hảo. Với Trance-tác phẩm mới nhất của ông, điều này thể hiện rất rõ.

Ảnh

Cốt truyện

Bài review Frozen trước tôi đã nhờ một người anh nhận xét, đánh giá và anh ta hoàn toàn không đồng ý với ý tưởng viết về cốt truyện trong một bài review. Thú thật tôi cũng thấy việc viết cốt truyện rất khó và tốn thời gian. Nhưng với Trance, nếu không biết đôi nét về cốt truyện thì đọc đến các phần sau bạn cũng sẽ chẳng hiểu gì hết đâu. Lần đầu tiên khi tôi biết tin phim mới nhất của Danny sẽ là một phim thể loại gây cấn, hình sự, tôi đã khá bất ngờ. Bởi lẽ sau 2 bộ phim thể loại tâm lý, chính kịch là Triệu Phú Khu Ổ Chuột và 127 Giờ, tôi gần như tưởng Danny đã gán với cái mác Tâm Lý. Nhưng dù gì thì việc đến với một thể loại mới cũng là rất tuyệt, tôi đã hi vọng rất nhiều khi xem phim, hi vọng rằng Danny sẽ tiếp tục mang đến một cốt truyện xoắn não và một phong cách khác người. Trance có cách dẫn dắt cốt truyện rất hay. Xuyên suốt những phút đầu của bộ phim, bạn sẽ nghĩ rằng dường như bộ phim chả liên quan gì đến lĩnh vực khôi phục trí não con người khi cốt truyện chủ yếu là lời tự thuật của Simon-một nhân viên của bảo tàng tranh về công việc bảo vệ các bức tranh quý giá trước các vụ cướp. Anh kể về các qui tắc khi bảo vệ tranh, các tình huống có thể xảy ra và cách hành động. Và rồi một vụ cướp xảy ra, bạn nghĩ rằng câu chuyện sẽ xoay quanh quá trình đi tìm kẻ chủ mưu và lấy lại bức tranh thì rất bất ngờ: DANNY BOYLE SẼ CHO BẠN BIẾT CHÍNH XÁC HUNG THỦ LÀ AI VÀ ĐIỀU GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI BỨC TRANH. Vậy còn hơn 1 tiếng đồng hồ sau, cốt truyện là gì? Cái này, xin giữ lại cho bạn tự khám phá. Bấy nhiêu đó cũng đủ cho bạn biết cốt truyện sẽ tràn ngập những bất ngờ, ngay từ những phút đầu tiên, Danny đã mang đến một nút thắt và tự tháo thắt cho người xem, có lẽ là lần đầu tiên tôi chứng kiến một cốt truyện như vậy. Nếu so với các bộ phim trước, Trance đã đạt đến đỉnh của một cốt truyện gọi là giật gân-bất ngờ của thể loại gây cấn hình sự. Tôi dám chắc với bạn rằng, nếu bạn là một học sinh lớp khối D hoặc đang đam mê những thể loại truyện giật gân với đầy ắp các tình tiết không lường trước, bạn sẽ thấy hài lòng với cốt truyện này, thậm chí là hơi choáng ngợp.

Ảnh

Phong cách phim

Có lẽ đây sẽ là phần mà tôi nói đến nhiều nhất về bộ phim này. Nếu xem các bộ phim trước của Danny, chắc bạn cũng đã hiểu cách ông sáng tạo với đoạn mở đầu của phim hay như thế nào. Cách chia các khung hình thành đường dọc trong 127 Hours, hay mang khung câu hỏi-trả lời từ chương trình Ai là triệu phú vào Triệu Phú Khu Ổ Chuột, tất cả đều rất sáng tạo. Với Trance, ông đã đẩy lùi cái cách mở đầu như vậy ra sau một chút khi phim được bắt đầu một cách thẳng ruột ngựa với những câu thoại thể hiện rõ sự bất lực của Simon ‘Cần cơ bắp và sự dũng cảm’ hay ‘Đừng làm anh hùng. Không thể nào một mảnh của bức tranh lại đáng giá bằng mạng sống một con người’. Sau đó, đến cú phốt thắt nút-mở nút ngay từ đầu mà tôi vừa nói ở trên, Danny lại mang phong cách mở đầu ấn tượng trở lại, khiến bạn vừa bất ngờ với cú phốt, vừa cảm thấy đã với cách mở đầu nghệ thuật. Danny thuyết phục người xem ngay từ những giây phút đầu tiên, khẳng định rằng Trance sẽ tràn đầy những nét nghệ thuật. Một phong cách nữa trong phim đã được Danny thực hiện là cách ông kết hợp góc quay, âm nhạc và diễn xuất các diễn viên để tạo nên những diễn biến gây cấn, rất rất gây cấn. Cách thể hiện 2 sự việc diễn ra song song, góc quay cận mặt, âm nhạc được chen vào đúng lúc, và đặc biệt là liên tục thay đổi hình ảnh trong phim sẽ gây kích động thật sự. Có những cảnh phim bạn sẽ cảm thấy áp lực nặng nề khi nó quá dồn dập, căng thẳng. Như cảnh vụ cướp lúc đầu hay cảnh Simon nhớ lại và nói câu thoại ‘Cô ấy bắt tôi phải quên’. Nhưng chỉ có 2 cảnh tôi đánh giá cao nhất về mặt kết hợp các yếu tố một cách hoàn hảo đó là cảnh bức tranh giả thắt nút-mở nút lúc đầu và cảnh cuối cùng. Hai cảnh đó đã cho tôi thấy tài năng trong cách kết hợp các yếu tố của Danny. Đây là phong cách mà ông sử dụng nhiều nhất trong phim, và nó đã tạo nên hiệu ứng thành công tuyệt vời đối với thể loại gây cấn hình sự. Phong cách tiếp theo mà ông sử dụng trong phim là việc che dấu ý nghĩa thật sự mà phim muốn nói đến cho đến phút chót. Việc mang một câu chuyện khám phá trí não con người lồng ghép vào một vụ cướp tranh đã khiến bạn xoắn não khi cố gắng suy nghĩ rằng cái phim quỷ quái đang cố gắng nói cái gì vậy nhỉ? Liệu phim muốn nhấn mạnh lòng tham con người? Hay muốn nói rằng lý trí quan trọng hơn hành động? Khá bất ngờ, cả 2 đều sai. Ý nghĩa của phim được Danny che dấu đến phút chót bằng cách gây lệch lạc suy nghĩ người xem bằng việc thay đổi góc quay liên tục khiến bạn khó đoán được nhân vật chính vì ông biết người xem sẽ đoán được ý nghĩa và kết quả phim thông qua những dữ kiện liên quan đến nhân vật chính. Ông còn cố gắng thể hiện kể về câu chuyện cướp tranh như phim Rock’n’Rolla khi các nhân vật đan xen tâm lý và hành động vào nhau khi cùng hướng về bức tranh, bạn sẽ tự hỏi: Ai là người tốt và ai là người xấu?. Sau đó, ông hướng vụ cướp tranh đi theo câu chuyện về trò chơi trong tâm lý con người giống phim Inception. Các lời thoại kiểu ẩn ý như ‘Ai cũng tham lam, sớm hay muộn’ và cuối cùng là việc chạy chữ đột ngột, các hình ảnh khiêu dâm nặng nề. Tất cả đều làm suy nghĩ người xem xao lãng, không thể quyết định rằng ý nghĩa bộ phim nằm ở đâu. Nhờ vậy, ông đã thuyệt phục người xem ở lại đến phút chót và chịu đựng những yếu tố bất ngờ trong cốt truyện, những cảnh gây cấn mới có thể thấy được cái kết. Đây là điều mà hàng nghìn bộ phim cùng thể loại ước muốn có thể làm được bởi vì sẽ không còn gọi là thể loại gây cấn nữa nếu người xem đoán được cái kết và ý nghĩa phim trước khi kết thúc. Che dấu giỏi đến đâu thì cách mở ra cũng phải hoành tráng đến đó mới xứng đáng, và Danny đã làm được. Việc sử dụng cấu trúc lặp lại cho đoạn cuối (ban đầu chiếu các cảnh phim một cách lặp đi lặp lại nhưng bđi các chi tiết quan trọng để gây khó hiểu, cho đến cuối cùng, chiếu lại cảnh phim đó nhưng thêm vào các chi tiết hợp lý để tạo logic). Đã có nhiều phim đạt được thành công nhờ cách kể chuyện này như Saw, Insidious hay gần đây nhất là Now You See Me. Nhưng Trance đã thành công khi các cảnh được lặp lại chính là các cảnh gây cấn nhất phim, nó tác động sâu vào tâm lý người xem vì vậy khi các cảnh này được giải đáp, người xem chỉ còn cách la lên: Ồ, thì ra nó là vậy. Cuối cùng là cái kết. Bạn biết được một bộ phim hay là như thế nào khi bạn không thể đoán trước được cái kết. Với Trance, bạn cũng không thđoán được, nhưng bạn cũng sẽ còn bất ngờ hơn nữa khi cái kết sử dụng hình ảnh tượng trưng-điều Danny đã làm với cái kết của 127 Giờ và Triệu Phú Khu Ổ Chuột. Trong 127 Giờ-hình ảnh em bé đứng cười ngạo nghễ tượng trưng cho cuộc sống trong tương lai còn với Triệu Phú Khu Ổ Chuột, hình ảnh người anh trai tượng trưng cho những bất công, cám dỗ trong xã hội. Việc sử dụng như vậy đã rất thành công khi một trong 2 hai phim trên đoạt giải Oscar phim hay nhất còn phim còn lại thì được đề cử phim hay nhất. Với Trance, cách sử dụng này tiếp tục được thể hiện giống hoàn toàn với cách thể hiện của hai phim trên: hình ảnh Simon đối đầu với Franck tượng trưng cho việc con người đối đầu với quá khứ. Điều này sẽ làm bạn thấy rất tuyệt, tuy nhiên, tôi đã có đôi chút thất vọng khi mong muốn một chút đột phá.

Ảnh

Ý nghĩa

Sự thật là-các bạn cũng đừng nên cười khi tôi nói ra điều này- tôi đã khóc với đoạn kết của hai phim 127 Giờ và Triệu Phú Khu Ổ Chuột. Phải, tôi cũng hơi xấu hổ một tí khi thú nhận như thế, nhưng vì những ý nghĩa mà Danny Boyle lồng ghép trong các phim của ông quả thật rất sâu sắc và cảm động. Với Trance, do là thể loại gây cấn hình sự nên tôi đã không khóc, nhưng ý nghĩa của nó, vẫn còn đọng trong tôi rất nhiều suy nghĩ. Thứ nhất, đó không phải là ý nghĩa mà bạn dễ dàng đoán được. Như ở trên tôi đã nói, ý nghĩa được thể hiện qua cái kết có thể nói là bóp ngạt hơi thở của bạn khi bạn xem. Nếu bạn quên thở khi xem đoạn kết thì đó cũng là chuyện bình thường. Thứ hai, ý nghĩa của phim không theo kiểu anh hùng hóa. Nếu xem trailer, bạn sẽ cảm thấy dường như phim theo chủ nghĩa anh hùng, nhưng sự thật thì cái kết phim đều có mặt của 3 nhân vật trong phim- theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Simon- nhân vật trung tâm của phim, là một nhân viên quèn, sợ hãi, trọng qui tắc và bất lực trong việc xác định mục tiêu của cuộc sống. Franck-một tên trùm nóng tính, thông minh và tự chủ. Elizabeth-cô nàng bí ẩn. Cả 3 nhân vật với 3 tính cách và cách hành động khác nhau, chỉ qua một mắc xích về trí não con người đã cùng tạo nên cái kết logic, chặt chẽ và thuyết phục. Tôi đã định sẽ không nói về ý nghĩa này và để cho người xem tự thấu hiểu, nhưng do ở vai trò đánh giá, tôi phải tạo cảm hứng cho người xem qua bài review. Như ở phần phong cách phim tôi đã có nói, phim sẽ có hai hướng đi cho ý nghĩa mà người xem không thể xác định cái nào là đúng. Nếu bạn tin trailer và nghĩ rằng phim này tập trung vào vụ cướp, bạn sẽ nhìn thấy ý nghĩa về lòng tham lam trong đoạn kết, dù ý nghĩa này không phải là chính. Nếu bạn thông minh trong vài phút đầu của phim, bạn sẽ thấy được ý nghĩa về việc con người bị chi phối bởi lý trí trong từng hành động. Và ý nghĩa này cũng không phải là ý nghĩa chính. Trance- bộ phim qua cái tên và cốt truyện, đã thách thức người xem bước vào một mê cung của suy nghĩ, đi cùng với mê cung suy nghĩ của chính nhân vật Simon. Theo dõi phim, bạn sẽ có cảm giác đang đi theo Simon- đi tìm hướng đi cho cuộc sống. Liệu lý trí trong một giây phút tích tắc có thật sự biến đổi bạn như biến đổi Simon-từ một nhân viên quèn thành người hùng? Liệu lòng tham có thật sự là yếu tố quyết định mọi hành động trong cuộc sống bạn, rằng bạn, như bao con người khác, vẫn cố gắng nắm giữ mọi thứ, kể cả thứ đã thuộc về quá khứ và vĩnh viễn biến mất? Dù thế nào, Danny cũng đã chỉ ra con đường cho Simon, cho bạn thoát ra khỏi mê cung suy nghĩ này: Tin vào bản thân đđi tìm sự thật, để bắt đầu lại. Có thể người cạnh bạn là người đang tỏ ra đáng tin nhất, nhưng chính bạn, chính bạn mới sở hữu trí não, suy nghĩ của bạn. Và Danny cũng đã dẫn dắt cho Simon đi đúng hướng, anh đã tìm ra sự thật, a đã tìm ra suy nghĩ chính xác. Đến lúc rồi. Ý nghĩa thật sự của Trance, nói về tình yêu. Bất ngờ phải không nào. Ý nghĩa đó là: đừng để bản thân bị thao túng bởi kí ức, đừng để bản thân phải chịu đau khổ trong sự ám ảnh về những hành động của bản thân và của người mình yêu trong quá khứ. Simon đã thấy được điều đó, anh quyết tâm tiêu diệt quá khứ, và đến đây Danny lại tát một gáo nước vào mặt khán giả: Bạn có thể rủ bỏ quá khứ, nhưng hãy để nó ngủ yên, đừng cố gắng xóa bỏ nó, bởi chính những đau khổ trong quá khứ lại là những bài học để bạn bước tiếp trong tương lai.

ẢnhBạn hãy nhớ rõ tấm hình trên vì tôi chắc chắn rằng khi bạn xem đến đoạn kết và thấy hình ảnh trên, sẽ có rất nhiều cảm xúc. Đối với tôi, mỗi bộ phim luôn mang đến một bài học cho cuộc sống, dù đó là phim hay hoặc tệ cũng vậy thôi. Ý nghĩa của Trance rất hay, sâu sắc và được dẫn dắt bởi một cốt truyện độc nhất vô nhị, được vẽ nên bởi một phong cách làm phim khác người. Tất cả những yếu tố đó thật sự tạo nên một tác phẩm có thể nói là hoàn hảo và tiếp tục khẳng định cái tài của Danny Boyle. Bạn sẽ thấy một đạo diễn vĩđại như thế nào khi họ liên tiếp tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Sau Stanley Kubrick, sau Steven Spielberg, Danny Boyle sẽ là cái tên tiếp theo.

 

WALT DISNEY PICTURES’S FROZEN: MỘT THỨ GÌ ĐÓ GỌI LÀ SEMI-EPIC

Ảnh

Về phương diện cá nhân, tôi thích các bộ phim thể loại kinh dị, sci-fi và đặc biệt là các bộ phim được xây dựng theo phong cách Epic. Các tác phẩm điện ảnh Epic là các tác phẩm có thời lượng rất dài, chú trọng rất nhiều vào kĩ thuật hình ảnh đặc biệt mang tính đột phá, nhưng cái tạo nên chất “Epic” trong phim chính là các tầng nghĩa chứa đựng. Với các phim Hàn Lâm hoặc các phim thị trường, Epic rất khó được yêu thích. Đa số những bộ phim đó đều cố gắng không quá thách đố mọi người với 1 hoặc 2 tầng nghĩa là cùng. Người xem khi xem vào sẽ hiểu ngay, không quá “hại não”. Tuy nhiên, các bộ phim được xây dựng theo phong cách Epic luôn có sức hút và đặc biệt là gây nhiều tranh cãi. Với vị trí là một fan cuồng, tôi luôn mong mỏi có một ngày Disney có thể xây dựng một bộ phim theo phong cách này. Với vị trí là một người nhận xét, tôi luôn mong mỏi Frozen- tác phẩm Disney đã giành rất nhiều tâm huyết có thể so sánh được với 2001: A Space Odyssey- một tuyệt phẩm Epic vẫn giữ vị trí số 1 trong tôi. Kết quả là không mấy thất vọng, Frozen chỉ dừng lại ở mức Semi-Epic mà thôi.

Frozen được Walt Disney và Samuel Goldwyn mong muốn xây dựng từ năm 1943. Khi đó, cả 2 nhà sản xuất đại tài này đã muốn chuyển thể các tác phẩm của Andersen. Nhưng đáng tiếc, The Snow Queen- câu chuyện chính của Frozen đã chỉ nằm ở trên kệ. Sau đó, đến năm 1990, studio Walt Disney Feature Animation mới bắt đầu dự án chuyển thể The Snow Queen, nhưng dự án được xây dựng kéo dài đến năm 2002, Khi Glen Keane từ bỏ dự án. Đến năm 2008, Lasseter được gợi ý một vài ý tưởng từ Disney, trong đó có The Snow Queen. Hóa ra ông cũng đã có hứng thú với The Snow Queen trong một thời gian dài, khi ông vẫn đang thực hiện Toy Story vào những năm 1990. Và thế là sau sự thành công hồi sinh Disney của Tangled, Lasseter bắt đầu thực hiện sản xuất bộ phim Frozen dựa trên The Snow Queen- bộ phim đáng lẽ đã được thực hiện từ lâu.

Ảnh

Cốt Truyện

Rất khó để viết 1 bài review vừa tạo cảm hứng cho người xem, vừa tiết lộ càng ít chi tiết trong phim cho họ. Tuy tôi đã cố gắng hết sức nhưng rất tiếc rằng đành phải dán mác Spoiler Alert cho phần cốt truyện này. 2001: A Space Odyssey có cảnh mở đầu là một màn hình hoàn toàn đen với bản nhạc mở đầu của bài Also sprach Zarathustra. Frozen cũng có cách mở đầu tương tự với một bản nhạc và các hình ảnh được thiết kế tỉ mỉ, tạo cảm giác rất đặc biệt khi vừa bắt đầu phim. Tuy nhiên, đáng tiếc khi sau đó, cốt truyện bị kể một cách dồn dập và có phần gượng ép người xem. Đây là điều bất ngờ khi từ trước tới nay- Disney luôn nổi tiếng với phong cách kể chuyện dẫn dắt rất hợp lý. Cả một đoạn dài giới thiệu về bối cảnh, những lí do đầu tiên chỉ mất đúng 10 phút. Tôi đã mong đợi nhiều hơn thế: một cách dẫn vào truyện chậm hơn, gây hồi hộp và phần nào đó kích thích khán giả. Đoạn đầu của phim khiến tôi có cảm giác: ‘Ok, chuyện là thế đấy’ chứ không phải ‘Ôi trời, chuyện gì sẻ xảy ra’. Có đôi chút hụt hẫng, tuy nhiên, hoàn toàn có thể hiểu được do Frozen nói trắng ra chỉ được tạo ý tưởng từ The Snow Queen, hoàn toàn không chuyển thể toàn bộ bộ phim. Kịch bản bộ phim được viết riêng biệt và cố gắng nhào nặn sao cho loại bỏ hết yếu tố đen tối của The Snow Queen. Ngoài ra, cốt truyện ngay trong bộ phim mở đầu đã gửi gắm một chút tư tưởng chính của phim về “Trái tim mùa đông” và câu thoại rất hay của cục đá pháp sư-câu thoại ẩn chứa ý nghĩa của toàn bộ bộ phim. Điều này vừa tạo ra điểm tốt và xấu: tốt ở chỗ nó cho chúng ta sự kích thích, xấu ở chỗ người xem thông minh có thể dễ dàng đoán được rằng cốt truyện sẽ được xây dựng giống như những bộ phim trước của Disney. Cốt truyện Frozen mang đến những nhân vật rất riêng, rất hay, nhưng có phần lặp lại từ các phim trước. Mới ở chỗ trước đây thường chỉ có 1 công chúa, giờ đây có tới 2. Elsa- người chị cả, một người ngay từ những phút đầu bộc lộ là một con người đáng thương, nghiêm khắc, khao khát sự đồng cảm. Do một quyền năng đặc biệt phải che dấu, cô đã phải trốn tránh người em gái- Anna- một cô gái hồn nhiên, nghịch ngợm, lạc quan, sâu sắc và lụy tình. Cốt truyện xây quanh mối quan hệ chuyển biến liên tục giữa hai chị em, nhưng dù có nhiều tình tiết thay đổi chóng mặt, tính cách của hai nhân vật chính vẫn được giữ nguyên và dần dần bộc lộ nhiều yếu tố hơn. Anna, một cô gái lụy tình, có sẵn sàng dứt bỏ tình yêu vì chị mình? Elsa, người đáng thương phải bỏ trốn khỏi vương quốc vì quyền năng quá lớn, liệu có thay đổi suy nghĩ về bản thân? Nếu so với tác phẩm cũng từng được chuyển thể từ truyện của Andersen- The Little Mermaid, cốt truyện của Frozen khó đoán và hay hơn, đặc biệt là cái kết mà tôi gọi là double-slip, cái kết thông minh và tạo được nhiều ấn tượng.

Ảnh

Hình ảnh

Các bộ phim của Disney luôn gắn liền với cách kết hợp giữa đồ họa và nghệ thuật kể truyện. Đồ họa tô đậm thêm cho cốt truyện và đồng thời cũng tạo ra nét riêng của bộ phim. Đáng tiếc, đồ họa của bộ phim vẫn rất tốt, vẫn rất chi tiết, tạo được điểm nhấn, nhưng nó không có sự đột phá và phong cách riêng như cảnh lâu đài, lớp băng và đặc biệt là hoa tuyết. Cách thiết kế nhân vật vẫn còn lặp lại so với Brave, Tangled,… dù bộ phim có nhiều nhân vật sáng tạo mới.

Ảnh

Nhưng đáng mừng là đồ họa đã nhấn mạnh được những cao trào trong cốt truyện. Như cảnh gây cấn khi Elsa quyết tâm ra đi. Trong cảnh này, hình ảnh con sông khi Elsa băng qua rất tuyệt vời, cho ta cảm giác cô đơn và lạc lõng khi nhân vật phải chạy trốn. Hay hình ảnh ngay khi bộ phim bắt đầu được thể hiện rất chi tiết, tạo không khí cho bộ phim, khiến ta muốn bắt đầu xem ngay. Nói chung, thiết kế đồ họa của Disney vẫn rất tốt và tạo được hiệu quả, nhưng tôi đã mong muốn thứ gì đó xa hơn mà tác phẩm này mang lại.

Ảnh

 

Bên cạnh đó, thật tiếc khi bộ phim hơi thiếu các cảnh gây cấn. Cũng có thể vì các nhà viết kịch bản muốn loại bỏ hoàn toàn hình ảnh đen tối của The Snow Queen nên đã gần như loại bỏ các chi tiết gây cấn. Tuy vậy, các trường đoạn gây cấn ít ỏi trong phim vẫn có được chất lượng tốt, khiến chúng ta không thể rời màn hình. Do chỉ là một bộ phim hoạt hình giải trí nên các trường đoạn này không gây cảm xúc mạnh lắm, chỉ đđể khán giả nín thở theo dõi mà thôi. Cách sử dụng góc quay của bộ phim không tốt cũng không xấu-nó dừng lại ở mức đủ dùng. Họ đã làm rất tốt khi cho góc quay xa trong cảnh Elsa chạy trốn và trình diễn hit đình đám “Let It Go”- gây được cảm xúc mạnh về sự thay đổi tính cách trong cô. Tuy nhiên, trong các cảnh còn lại, tôi đã ước họ có thể làm tốt như vậy. Chris Buck và Jennifer Lee không phải là Steven Spielberg nên họ đã không sử dụng góc quay tốt như vị đạo diễn tài năng đã làm được trong The Adventure of Tintin. Trong các cảnh cô đơn, hồi hộp, họ đã sử dụng góc quay có đôi chút không hợp lý. Như cảnh Anna sắp chết vào phút cuối, góc quay đột nhiên lệch xuống chân của cô, chỉ để nhấn mạnh bước chân lảo đảo thay vì cận cảnh gương mặt đang tìm cách với tới tình yêu chân thật của Anna. Yếu tố hình ảnh tạo nên sự choáng ngợp cho bộ phim. Frozen chỉ làm tôi bất ngờ và hài lòng trong vài trường đoạn ngắn ngủi.

Ảnh

 

Âm thanh

Đây là một bộ phim của Disney, đương nhiên nó vẫn thừa hưởng phong cách kể chuyện bằng âm nhạc của hãng. Pixar khác Disney, họ không sử dụng điều này, họ cho rằng đây là yếu tố thừa thãi và dần dần việt viếc nhạc của Disney đi vào lối cụt, khác xa so với thời đại phát triển của Walt. Điều đó là đúng. Các bài hát vẫn rất hay, được thể hiện tốt, nhưng chả ăn nhập và phù hợp với cốt truyện và diễn biến. Trong các diễn biến chả cần đến một bài hát, họ vẫn cố gắng “gửi gắm” một vài giai điệu hay hay cho vui tai. Không biết bạn nghĩ sao nhưng tôi chỉ cảm thấy nó quá phiền phức và gây ức chế cực kỳ. Các bài hát vẫn được sáng tác theo phong cách cổ điển một chút, tuy nhiên, gây bất ngờ lại là track “Let It Go” làm mưa làm gió (nói thật nhá, nghe bọn trong lớp hát mà phát chán luôn ấy.) Đó là một bài hát(có lẽ là duy nhất) được lồng ghép đúng thời điểm, ngay điểm nhấn về sự thay đổi tích cách của Elsa. Idina Menzel- người lồng tiếng cho Elsa và cũng là người ra vào Broadway hàng tuần đã không khó khăn gì để thể hiện bài hát này-giúp “Let It Go” đoạt giải Oscar. Đây cũng là lần đầu tiên tôi thấy được một bài hát trong một phim của Disney đạt được thành công đến thế. Không chỉ vì giai điệu và giọng hát hay, mà vì nó được lồng ghép đúng lúc, tạo nên sự kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả giữa cốt truyện và phong cách trong phim. Đây là điều mà tôi cảm thấy hài lòng, nếu quay lại với 2001: A Space Odyssey. Cũng giống như album soundtrack của Frozen, soundtrack của 2001: A Space Odyssey được ca tụng rất nhiều. Điều đặc biệt là bản giao hưởng The Blue Danube trong phim đã quá quen thuộc với mọi người. Người ta nghe đi nghe lại bản giao hưởng đó hàng năm trời mà vẫn không thấy gì đặc biệt, cho đến khi Stanley Kubrick mang bản giao hưởng đó lồng ghép vào cảnh mọi thứ diễn ra bên ngoài vũ trụ, mọi thứ trở nên quá hoàn hảo, dù trường đoạn đó diễn ra suốt hơn 11 phút của toàn bộ bản giao hưởng.

Ảnh

 

 

Ý nghĩa

Nếu xem một bộ phim Epic như 2001: A Space Odyssey hay gần đây nhất là hai phần của The Hobbit, bạn sẽ rất mệt óc. Các tầng nghĩa liên tục đan xen, lồng ghép cho đến khi bạn phát hiện được ý nghĩa cuối cùng của phim.Đó là điểm đặc trưng quan trọng nhất.Frozen có ý nghĩa đơn giản, không quá phức tạp, nhưng nó đã tạo nên hiệu ứng tương đương với những gì mà các tầng nghĩa trong các phim Epic làm được: lôi cuốn, đầy bất ngờ và sâu sắc. Từ ý nghĩa xóa bỏ hết những quan điểm mà các bộ phim trước của Disney qua lời thoại của Elsa: “You can’t marriage a men you just met” đến ý nghĩa trong lời thoại của cục đá pháp sư: “Chỉ có hành động chân tình mới làm tan chảy trái tim băng giá”. Frozen mang đến nhưng ý nghĩa mà thật sự chưa có bộ phim nào trước đây của Disney làm được. Điều đặc biệt là các ý nghĩa sâu sắc này chỉ đến với bạn một cách bất ngờ mà không hề biết trước. Bất ngờ về hoàng tử Hans, hay chuyện tình của Anna,..và đặc biệt là cảnh cuối cho ta quan niệm hoàn toàn mới về True Love. Tất cả đều tạo nên một ý nghĩa ẩn chứa nhiều điều hay và đây là bước đột phá của Disney khi các ý nghĩa này dường như là một chân trời mới mà họ đang và sẽ khai thác. Có thể cũng chính vì điều này đã khiến Frozen trở thành phim hoạt hình đoạt doanh thu nhanh nhất mọi thời đại và đứng thứ 8 trong các bộ phim đoạt doanh thu nhanh nhất mọi thời đại. Nhưng quan trọng nhất, nó đã mang về cho Disney giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất. Xuyên suốt bộ phim, chúng ta thấy được khát khao tìm kiếm những thứ bản thân còn thiếu của các nhân vật. Anna mong mỏi tìm được tình yêu thật sự và sự gắn kết với chị mình, Elsa muốn có được sự đồng cảm, có được câu trả lời cho câu hỏi: “Thay đổi hay không thay đổi bản thân?”,…. Tuy nhiên, qua cái kết hoàn hảo, bộ phim muốn gửi đến người xem hai ý nghĩa: “Tình yêu thật sự luôn xuất phát từ con tim” và “Tình thương sẽ giúp ta thay đổi mọi thứ, ngay cả chính bản thân ta”.

Ngay sau khi xem Frozen, tôi rất hài lòng với những gì mong đợi trước. Một bộ phim chứa đựng một ý nghĩa hay qua cốt truyện và diễn biến sáng tạo, hoàn toàn đột phá. Tuy nhiên, điều còn thiếu để Frozen có thể trở thành một bộ phim Epic chính là các sai sót của các nhà làm phim. Trong suốt hai tiếng của 2001: A Space Odyssey, Stanley Kubrick đã biến nó thành tuyệt tác Epic khi thực hiện liên tục hàng loạt những nghệ thuật một cách hoàn hảo, khiến nó trở thành cuốn sách giáo khoa chứa đựng những tiêu chuẩn làm phim mà cho đến thời nay các đạo diễn lớn vẫn học hỏi theo. Tôi đã chờ đợi quá lâu ở Disney giai đoạn mới một bộ phim như thế. Với Frozen, họ đã bước đầu làm được và trong các bộ phim tương lai, họ sẽ làm được.

 

 

 

 

 

 

WINDOWS 8: CÓ THUYẾT PHỤC ĐỂ NGƯỜI DÙNG THAY ĐỔI?

Ảnh

Luôn tốn một thời gian rất lâu để có thể tạo nên một sản phẩm đột phá. Và vì giá trị đột phá của nó, phải tốn một thời gian lâu nữa để có thể cảm nhận hết những gì mà sản phẩm đó chứa đựng. Con người tốn rất nhiều thời gian để tiến hóa, và những gì mà chúng ta cảm nhận về chính bản thân chúng ta ngày nay, vẫn còn chưa phải là dấu chấm hết. Chúng ta sẽ tiếp tục tiến hóa, đến một giống
nòi con người mới. Loài mèo cũng vậy, tốn rất nhiều thời gian để biến từ mèo rừng sang mèo thuần chủng. Và công nghệ cũng không thể thoát khỏi cái xiềng xích thời gian. Chúng ta đã thấy công nghệ thay đổi như thế nào trong suốt một thời gian dài. Và như một kẻ khổng lồ trong ngành công nghệ, Microsoft hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Hãng đã tốn rất nhiều thời gian để có thể thống trị ngành
công nghiệp phần mềm. Giờ đây, khi trước mắt là những khoảng cách bị các hãng khác bỏ xa, hãng đã quyết định sẽ tốn nhiều thời gian hơn nữa để có thể giành lại tất cả. Cứ như việc bạn đua xe với người khác vậy. Khi bị bỏ xa, Microsoft quyết định không cố gắng chạy hết tốc lực, họ dừng lại, giành thời gian đầu tư cho chiếc xe của mình. Họ đã phải đặt cược với chiến lược này. Cũng giống như khi con người mạo hiểm mang giống mèo rừng về nhà và thuần chủng chúng vậy.

Ảnh

Có lẽ bạn sẽ thắc mắc tại sao tôi lại viết một bài về một hệ điều hành đã được giải thích quá nhiều, ra mắt từ hơn một năm trước và đã có hàng trăm bài viết khác? Câu trả lời là vì dường như chúng ta vẫn chưa tìm thấy một bài viết tiếng Việt thật sự (đủ) hữu ích. Nói như vậy không có nghĩ là tôi nói các bài viết của tinhte.vn, của genk.vn là nhảm, thiếu thông tin hay gì cả. Đơn giản là vì các bài viết đó chỉ tập trung giới thiệu hệ điều hành,chứ không trả lời câu hỏi mà 100% người dùng luôn thắc mắc: “Tôi có nên cài đặt hệ điều hành mới không?” Đối với những người dùng Windows Vista chuẩn bị chuyển sang Windows 7, đây là câu hỏi không quá quan trọng. Nhưng khi đứng trước việc có nên chuyển sang một sự thay đổi mới hoàn toàn- Windows 8 hay ở lại với thứ vốn đã quá hoàn hảo- Windows 7, câu hỏi trên lại khá nhức đầu. Tuy nhiên, đừng lo rằng tôi sẽ thực hiện một bài viết so sánh 7 và 8, hay đào mộ nói lại những gì Microsoft đã giới thiệu hơn một năm trước. Mọi thông tin, trải nghiệm trong bài viết đều là phiên bản Windows 8.1 mới nhất được cập nhật đến tháng 1/2014 và trên chính máy tính cá nhân của tôi. Cũng cảnh báo thêm là do máy tính cá-nhân nên có một vài thứ sẽ gây khó chịu cho các bạn, và đồng thời tôi cũng đã sử dụng một vài hình ảnh của một ai-đó mà chưa xin phép (a xin lỗi e ((: ) nên mong các bạn hiểu. Nếu các bạn vẫn sử dụng Windows 7 hay XP, đây là một bài viết bạn đã đợi từ lâu. Còn nếu bạn đang sử dụng Windows 8 hay 8.1, cũng đừng vội tắt bài viết, tôi muốn cùng bạn chia sẻ những trải nghiệm mà chúng ta có được với hệ điều hành này.

Hãng đã chấp nhận mạo hiểm thay đổi, nhưng người dùng thì sao?

Đây là lần đầu tiên tôi viết một bài review về hệ điều hành, nên tôi sẽ nói rõ cho các bạn sẽ gồm 3 phần mà tôi sẽ tập trung: thiết kế, hiệu năng và trải nghiệm người dùng. Đầu tiên là thiết kế. Thiết kế và giao diện người dùng là thứ được nói nhiều nhất trên Windows 8. Đơn giản vì nó hoàn toàn thay đổi so với các bản Windows khác cùng họ Windows NT (Windows New Technology). Microsoft đã bị tụt hậu rất xa, rất rất xa so với các hãng khác trong cuộc chạy đua về thiết kế di động. Tuy nhiên, với Windows Phone sở hữu giao diện được thiết kế sáng tạo, hoàn toàn khác với các hãng khác, hãng đã thông minh khi sự sáng tạo đã giúp những cố gắng đi đúng đường. WP sở hữu giao diện mang tên Metro UI, với font chữ Segoe UI đại diện cho dòng giao diện phẳng. Metro UI biểu thị thông tin qua một ô vuông (gợi nhớ đến hình ảnh Windows) đầy màu sắc và hoàn toàn phẳng. Điều đó có nghĩa là giao diện gần như đơn giản nhất nếu so với Android và iOS. Nhận thấy điều này có khả năng nhàm chán, Microsoft đã tích hợp một chức năng gọi là Live Title cho Metro, qua đó các ô vuông sẽ biểu thị và cập nhật thông tin theo dạng động, tức là theo thời gian thực. Điều đó có nghĩa là các ô vuông sẽ không bao giờ chứa đựng một thông tin cố định. Điều kế tiếp đặc trưng cho Metro UI là bố cục  sắp xếp. Chúng ta đã thấy cách sắp xếp các menu theo dạng cây ở hầu hết các hệ điều hành.Cách sắp xếp này có nghĩa là các thư mục phụ sẽ lồng vào các thư mục chính. Các thư mục chính thì nằm sát vào nhau, tuy nhiên chỉ ở dạng một đại diện. Với Metro, các thư mục chính sẽ nằm sát vào nhau theo dạng 2D, tức là trải ngang từ trái sang phải theo dạng ngang màn hình. Đây là một sáng tạo của Microsoft mang đến nhiều sự mới mẻ, tuy nhiên người dùng sẽ mất một thời gian để làm quen với nó. Microsoft, trong nỗ lực lấy lại vị thế của hãng trên chiến trường di động- đã mang tất cả tinh hoa của Metro UI vào Windows 8 và cả ở Windows 8.1 cũng không có nhiều thay đổi. Hãng đã chấp nhận mạo hiểm thay đổi, nhưng người dùng thì sao? Khi mở máy, các ô vuông Live Title sẽ chào đón bạn. Đối với các ô vuông này, các bạn có thể thay đổi kích thước, bật tắt tính năng cập nhật của nó, cũng như sắp xếp các ô vuông lại thành một nhóm sao cho phù hợp với cách bạn quản lý. Đừng vội bất ngờ và sợ khi bạn chưa thể làm quen với các ô vuông, có một ô vuông hữu ích mang tên Help & Tips sẽ giúp bạn nắm rõ cách hoạt động với nó. Bên dưới giao diện chính là giao diện thống kê toàn bộ các ứng dụng mà bạn đang có trong máy, kể cả ứng dụng đã cài sẵn cũng như ứng dụng mà bạn tự cài. Đây là một bước tiến rất lớn nếu so với các hệ điều hành Windows trước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng gỡ bỏ một ứng dụng nào đó một cách nhanh chóng. Việc thiết kế trực quan và dễ sử dụng như vậy rất có ích cho người dùng, nếu bạn chịu bỏ ra một thời gian dài để làm quen.

Ảnh

Ảnh

Ảnh

Ngay khi ra mắt, Windows 8 đã không có nút Start, điều này làm dậy sóng khi đây là nút mà gần như quan trọng nhất của hệ điều hành Windows. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phiên bản Windows 8.1 mới nhất, nút Start sẽ trở lại và tiếp tục bá đạo như xưa, mặc dù một lần nữa bạn phải làm quen nó trong một khoảng thời gian. Nút Start giờ đây không còn nắm giữ tất cả những gì mà bạn có nữa. Nó chỉ đơn giản là một chiếc cổng không gian kết nối ứng dụng và giao diện Start. Điều này liên quan đến một đặc điểm thiết kế mà các bạn phải làm quen(một lần nữa) nếu chuyển từ Windows 7 hoặc XP. Tất cả những gì mà bạn mở ra sẽ ở chế độ full màn hình hoàn toàn, không còn ba nút thu nhỏ, giảm kích thước và tắt nữa. Như hình dưới là giao diện khi tôi mở Internet Explorer. Để tắt một cửa sổ, bạn sẽ phải nhấn vào nút Start ở góc trái (vị trí cũ). Tuy nhiên, sau đó, cửa sổ không được tắt hoàn toàn mà nằm ở thanh Multitasking bên trái. Và ở đây, bạn có thể tắt nó. Ngoài ra, nếu nhấn vào nút Start khi bạn đang ở màn hình chính, bạn sẽ được chuyển về giao diện giống hoàn toàn so với Windows 7. Nhấn nút Start lần nữa sẽ trở lại.

 

Ảnh

Đó là một sự đổi mới hoàn toàn

Trước khi chuyển sang phần thiết kế của các ứng dụng, hãy giải đáp câu hỏi mà nhiều người sẽ hỏi: “Tôi có thể trang trí Windows 8 như thế nào?” Phải tiếc khi nói rằng, bạn sẽ không thể làm được nhiều thứ như trước nữa. Bên cạnh việc tạo dấu ấn riêng khi sắp xếp các Live Title, bạn cũng có thể cài đặt hình nền cho Windows 8, tuy nhiên rất giới hạn. Đã qua rồi thời bạn có thể mang bất cứ thứ gì lên màn hình nền như trước nữa. Vì vậy,…haiz. Các ứng dụng sẽ hoàn toàn tuân theo qui tắc của Metro UI mà Windows 8 áp dụng. Chúng sẽ ở chế độ toàn màn hình hoàn toàn, đi ngược với trước đây, và từng icon, từng nút từng nút một sẽ hoàn toàn được biểu hiện như những gì mà Metro UI qui định. Như bạn có thể thấy ở dưới, một ứng dụng do chính Microsoft thiết kế là Store có cách sắp xếp giống với một ứng dụng được một công ty ở Việt Nam thiết kế- HayHayTV.Vn (xem phim hay vãi đạn các bạn ạ). Đây chính là điều mà nếu ở các đời Windows cũ các bạn sẽ không được trải nghiệm- một môi trường thống nhất hoàn toàn từ cách bố trí đến các nút nhấn. Tuy nhiên, có một vài hạn chế mà Microsoft mang đến cho các ứng dụng. Đó là cách bó buộc các ứng dụng phải được thiết kế sao cho giống với những gì người dùng nhìn thấy ở nền tảng di động. Và đương nhiên mục tiêu chiến lược này của Microsoft chính là lôi kéo nhiều người dùng máy tính chạy theo nền tảng mà họ áp dụng ở các thiết bị di động. Đây là một chiến lược tốt, nhưng nó sẽ tạm thời phân hóa người dùng- điều đã dẫn đến sự thất bại của Windows Vista, tôi sẽ nói thêm về việc này ở cuối bài. Như vậy đó là tất cả những gì bạn cần biết về thiết kế mới ở Windows 8. Đó là một sự đổi mới hoàn toàn. Cá nhân tôi mất khoảng 30 phút để làm quen với việc sử dụng giao diện mới, nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian để thật sự thích và thành thạo. Cá nhân tôi luôn thích thiết kế phần cứng nên cũng chẳng thể cảm nhận một chút gì gọi là đẹp ở giao diện mới. Nhưng qua lời nhận xét của các bạn tôi- đây là một giao diện đẹp, sáng tạo và hoàn chỉnh. Nếu bạn vẫn còn đang sử dụng giao diện mà đã được áp dụng suốt mấy chục năm, thì đã đến lúc đổi rồi đấy, tùy vào việc bạn mất bao nhiêu thời gian để làm quen mà thôi.

Ảnh

Ảnh

Lần đầu tiên, người dùng Windows có cơ hội trải nghiệm những ứng dụng

Tuy nhiên, dù thiết kế tốn bao nhiêu thời gian của bạn thì hiệu năng của Windows 8-giống như các phiên bản trước-thuyết phục người dùng ngay từ đầu. Nói chính xác hơn thì, ngay từ giây phút bạn mở máy. Khả năng Boot của Windows 8 cực kỳ tốt. Nó cho phép hệ điều hành mở và sẵn sàng chạy một cách tốc độ đến khó tin. Để dễ hiểu, hãy tưởng tượng bạn nhấn nút Power trên CPU, trong khi đó, bạn tranh thủ thay đồ ra, chuẩn bị công việc thì khi bạn nhìn lại, hệ điều hành đã sẵn sàng. Tôi đã thử mở máy và cho hệ điều hành khởi động trong khi thay đồ ra, kết quả là hệ điều hành sẵn sàng trước cả khi tôi thay đồ xong. Những gì mà Microsoft mang đến cho Windows 8 cùng với chiến lược di-động thật sự ấn tượng. Giờ đây máy tính bạn chả khác nào một thiết bị di động, với việc mở tắt gần như ngay lập tức. Có hàng nghìn những tính năng mới được Microsoft mang đến cho Windows 8, tuy nhiên đa số là duy trì những thứ vốn đã quá hoàn hảo từ Windows 7. Tôi chỉ có thể giới thiệu những tính năng hiệu năng nổi bật nhất, trong đó có một vài là chỉ có sau khi bạn cập nhật Windows 8.1 nên nếu thắc mắc, bạn có thể cập nhật lên và tự trải nghiệm. Cùng với Boot, Snap Views là thứ tôi đánh giá cao nhất. Đây là một tính năng tương tự Mission Control đã có ở Mac OS X Mountain Lion, nhưng Microsoft đã chứng minh ai mới là ông chủ thật sự của ngành phần mềm. Nếu bạn phát nản vì phải nhấn qua nhấn lại cửa sổ của Youtube và Facebook thì giờ đây, chỉ cần kéo một trong hai cửa sổ đè chồng lên cửa sổ kia, màn hình sẽ ngay lập tức chia làm hai, mỗi bên một cửa sổ. Tuy nhiên, nếu kích thước màn hình của bạn lớn, bạn có thể cùng lúc xem tới 4 cửa sổ. Vừa xem Youtube vừa lướt Facebook? Nhìn hình phía dưới xem. Bạn có thể tận dụng Snap Views với bất cứ ứng dụng nào bạn muốn.

Ảnh

Mọi thứ hoàn toàn thuyết phục tôi rằng tìm kiếm là một thứ hoàn hảo

Bing là thứ tiếp theo mà tôi muốn nói về hiệu năng. Với Windows 7 hay các bản trước, bạn có thể tùy ý chọn nguồn cung cấp thông tin. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ  không được đồng bộ và tích hợp sâu. Nói nôm na là Windows sẽ không chứa chấp những gì bạn chọn. Với Windows 8, Microsoft đã sử dụng Bing làm cột sống cho cách mà bạn kết nối với thế giới. Nếu bạn muốn tìm kiếm thông tin về thời tiết, Bing Weather sẽ phụ trách. Thông tin về thể thao? Bing Sport,… Tuy nhiên, điều này gây ra hai cản trở lớn. Thứ nhất- chả có mấy người dùng hào hứng với Bing, họ thích chọn Google Search, Yahoo hơn. Thứ hai, do được tích hợp sâu nên nếu bạn thay đổi, Windows sẽ không hỗ trợ tối đa, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đổi từng khu vực có liên quan đến Bing. Với Bing Search, Microsoft đã biết cách làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn, thậm chí là hoàn hảo. Muốn tìm kiếm thứ gì đó đơn giản là bạn chỉ cần gõ thứ đó, Bing sẽ cho ra kết quả từ tất cả những gì bạn muốn thấy, trong một giao diện duy nhất. Điều này rất tuyệt vời, thay vì phải tìm kiếm riêng lẻ hình ảnh, tin tức, tiểu sử,…về thứ bạn muốn tìm. Ví dụ như tôi tìm kiếm về ban nhạc U2. Kết quả hiện ra sẽ bao gồm trang web của ban nhạc, thông tin Wikipedia, hình ảnh,… trong một trang kết quả duy nhất. Thậm chí tôi có thể bật các bài hát ngay lúc đó vì kết quả còn lọc ra từ các nguồn như Youtube, iTunes,… Mọi thứ hoàn toàn thuyết phục tôi rằng tìm kiếm là một thứ hoàn hảo.

ẢnhẢnh

Lần đầu tiên, phải, xin nhấn mạnh rằng lần đầu tiên, người dùng Windows có cơ hội trải nghiệm những ứng dụng. Trước đây, nếu muốn sở hữu một chương trình, bạn phải mua đĩa bản quyền của chương trình đó, hoặc tải bản lậu từ trên mạng về. Giờ đây, mọi thứ đã rõ ràng hơn, các ứng dụng đã trở thành một phần cốt lỗi cho hiệu năng của Microsoft. Tất cả những sức mạnh, những tiện ích của hiệu năng trên Windows 8 đều tập trung cho các ứng dụng. Chúng được thiết kế theo đúng ngôn ngữ Metro UI, được điều chỉnh sao cho phù hợp với Windows 8, tương tự với những gì bạn trải nghiệm trên các thiết bị di động. Sẽ không còn cảnh bạn rối tung rối mù với sự phức tạp của các chương trình như trước đây nữa. Đầu tiên là các ứng dụng cốt lõi được Microsoft cài đặt vào hệ điều hành sớm nhất. Mail, với giao diện được thiết kế thành 3 khu vực riêng biệt một cách hợp lý, có thể giúp bạn quản lý nhiều địa chỉ e-mail, không bắt buộc là Outlook của Microsoft. Reading List- cho phép bạn lưu lại những bài viết hay trên internet để đọc sau. Internet Explorer với phiên bản mới nhất, được thiết kế lại, đơn giản hơn và tốc độ cũng đã được cải thiện rất nhiều,… Còn rất nhiều các ứng dụng khác, nhưng đa số sau bản Windows 8.1 thì đã trở nên hữu ích hơn là làm cảnh như trước đây. Kế tiếp là các ứng dụng bạn có thể tìm thấy trong kho ứng dụng rộng lớn Store. Store cho phép bạn tải các ứng dụng tương thích với Windows 8. Điều này rất tuyệt khi đa số là Free và hoàn toàn dễ dàng để tải, cài đặt và sử dụng. Không còn cảnh bạn phải cực khổ đợi tải xong, rồi liên tục nhấn Next Next Next khi cài đặt nữa. Mọi thứ đều được Windows 8 thực hiện một cách tự động và mạnh mẽ. Tuy nhiên, như một phần hệ lụy từ việc xuất phát chậm, số lượng ứng dụng cho Store vẫn còn rất ít. Thật đáng tiếc. Tôi rất mong chờ sẽ được sử dụng nhiều ứng dụng chất lượng (và miễn phí).

Ảnh

ẢnhẢnh

 

Ảnh

Ảnh

Windows 8 đang đứng trước viễn cảnh tương tự

Tôi nghĩ cho đến lúc này, bạn đã có được những suy nghĩ ban đầu cho quyết định có đổi hay không. Tôi chỉ muốn nói cho bạn biết rằng những trải nghiệm người dùng mà Windows 8 mang lại hoàn toàn khác so với những gì bạn trải nghiệm ở các bản Windows trước. “Lạ” là tất cả những gì bạn cảm thấy khi lần đầu tiên sử dụng. Và điều đó không thay đổi dù bạn có đọc bài viết này bao nhiêu lần chăng nữa. Tuy nhiên, sau một thời gian làm quen, bạn sẽ có thể thấy được hết những điểm hay của Windows 8. Đầu tiên là trải nghiệm nhanh. Do được phát triển dựa trên nền tảng Windows NT, dù có nhiều thay đổi nhưng tốc độ tiếp tục là những gì mà Microsoft đã làm tốt. Hệ điều hành khởi động nhanh, những tác vụ được thực hiện trơn tru và không hề giật, lag. Ngoài ra, Windows 8 cũng khá ổn định. Một phần do đây là phiên bản Windows đơn giản nhất từ trước tới nay, một phần do hiệu năng của Windows 8 đã được tích hợp sâu thay vì để người dùng thoải mái như trước. Dù chúng ta đã mất đi một phần sự tự do, nhưng đổi lại là những  trải nghiệm rất tuyệt vời. Hệ điều hành còn mang đến nhiều sự lựa chọn mới cho cá nhân người sử dụng. Như tính năng mật khẩu bằng hình ảnh, Windows Store và đặc biệt là giữ nguyên chế độ Desktop như Windows 7.

Ảnh

ẢnhMột điều được nhiều người thắc mắc là trải nghiệm của chuột và bàn phím có khác gì so với trải nghiệm màn hình cảm ứng. Đó là chuột và bàn phím sẽ chậm và rắc rối hơn một chút xíu. Windows 8 được thiết kế theo Metro UI, do đó sẽ ưu tiên cho cảm ứng nhiều hơn. Nhưng trong bản cập nhật cho Windows 8.1 sắp tới, Microsoft sẽ hoàn thiện trải nghiệm chuột và bàn phím. Mọi chuyện có vẻ ổn cho đến khi bạn là một game thủ. Phải, số lượng game hỗ trợ cho Windows 8 rất ít, thậm chí là không thật sự chạy tốt nếu so với Windows 7. Tuy nhiên, phần quan trọng nhất ở trải nghiệm người dùng mà tôi muốn nhấn mạnh là việc phân chia người dùng. Windows Vista đã từng được Microsoft phát triển ưu tiên cho đối tượng người dùng là doanh nhân. Nhưng hãng cũng đồng thời cố gắng nuông chiều người dùng phổ thông. Kết quả là Windows Vista thất bại hoàn toàn khi không thể cùng đáp ứng hai bộ phận người dùng. Windows 8 đang đứng trước viễn cảnh tương tự. Microsoft muốn chiều lòng người dùng di động để hãng có thể đuổi kịp trên thị trường này, nhưng hãng lại đang nhận ra Windows 8 là một hệ điều hành trên máy tính- nơi người dùng phổ thông chiếm ưu thế. Ngay khi ra mắt, Windows 8 đã nhận được nhiều đánh giá trái chiều-kẻ khen người chê. Đối với tôi, tôi chả thích cái cách mà Windows 8 nghiêng về di động, mặc dù tôi vẫn cảm nhận được rằng đây là một hệ điều hành hoàn hảo tương tự như Windows 7.

 

Ảnh

Ảnh

Rất khó để đánh giá rằng Windows 8 có thật sự tốt hay không. Còn quá sớm để nói về điều này. Nhưng đừng quên người anh em của nó- Windows 7 đã thuyết phục người dùng ngay từ lúc đầu. Sự trơn tru, những tính năng mới đã khiến người dùng yêu thích. Windows 8 cũng vậy, chứa đựng những sức mạnh, những đổi mới. Nhưng sự không-rõ-ràng ở đầy chính là điều làm người dùng thắc mắc về nó: “Liệu có đáng để thay đổi?” Tuy nhiên, cá nhân tôi khẳng định với bạn rằng, đôi lúc sự không-rõ-ràng lại chính là điều tốt nhất, thúc đẩy người dùng trải nghiệm nhiều hơn, vì khi đã trải nghiệm đủ rồi, bản thân người dùng sẽ biết rằng mối quan hệ giữa họ và Windows là như thế nào. Vậy, Windows 8 có thuyết phục để người dùng thay đổi? Câu trả lời nằm ở bạn, bạn có sẵn sàng cho điều không-rõ-ràng chưa?

Ảnh

 

WINDOWS PHONE 8.1: Cơn mưa giải hạn

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh

Mấy bữa nay khỏi nói thì ai cũng ức chế vì thời tiết nóng không chịu được. đôi lúc thấy hình như cái điều hòa chả còn công dung gì cả. Nhưng tôi biết còn có một số người còn nóng hơn, còn trông ngóng các cơn mưa hơn. Họ chờ đợi bản cập nhật lớn của Microsoft dành cho hệ điều hành Windows Phone- bản cập nhật Windows Phone 8.1.

điểm nhấn duy nhất và nổi trội của WP 8.1 không gì khác ngoài trợ lý ảo Cortana. Do đã có một bài blog riêng nói về Cortana nên tôi sẽ không đi vào chi tiết đánh giá trợ lý ảo này. Cortana ra đời như một nỗ lực rút ngắn khoảng cách giữa Microsoft với hai hệ điều hành đang dẫn trước là iOS và Android. Nó là câu trả lời, thậm chí là lời thách thức gửi đến Siri của Apple, Google Now của Google. Nó cho phép bạn quản lý các thông tin của mình, truy cập các hoạt động trên thiết bị, tra cứu thông tin và đặc biệt là hỗ trợ nhiều hơn cho cuộc sống. đây là thứ không nhiều người mong đợi ở WP 8.1. Nhưng khi ra mắt, nó đã làm chúng ta phải bất ngờ và cảm thấy hài long khi hoàn toàn hữu ích, mạnh mẽ và có nét riêng biệt. Cortana không chỉ đơn giản là một thứ gì đó được thực hiện sơ sài chỉ để cạnh tranh, giờ nó là thứ khiến cho các hãng khác phải cố gắng theo kịp. Tại sao? Bởi vì Cortana đã kết hợp ăn ý với các tính năng còn lại của WP. Tính năng tìm kiếm Bing, tính năng live title đặc trưng của hệ điều hành và tính năng mới toanh của WP- Action Center.

Ảnh

Người dùng Windows trên máy tính cá nhân đã được sử dung Action Center từ rất lâu rồi, nhưng có lẽ có sự khác biệt rất lớn giữa WP 8.1 và Windows ở Action Cetner. Rất đáng mừng khi không chỉ thông báo về hệ thống như trên máy tính, Action Center của WP 8.1 sẽ thông báo các sự kiện, thông tin mới từ các ứng dung mà bạn có thể tùy chỉnh. Ngoài ra, thông qua Action Center, người dùng có thể thực hiện một số cài đặt đơn giản như bật tắt chế độ, ánh sáng,….. Action Center sẽ hoàn toàn hỗ trợ các ứng dụng bên thứ ba, điều đó mang lại khả năng đa dạng các thông báo. đây không phải là một tính năng mới so với Notification của Android hay iOS, nhưng nó là một tính năng cần thiết mà người dùng WP đã chờ rất lâu rồi.

Ảnh

 Ngoài ra, tùy chỉnh giao diện cũng là một cải tiến nhỏ được Microsoft mang đến cho WP. Các cửa sổ live title giờ có thể cùng nhau thể hiện một hình ảnh làm background đằng sau thay vì một màu đơn sắc nhàm chán.

Ảnh

đó là tất cả những gì nổi bật mà WP 8.1 mang lại-một bản cấp nhật tuy không quá nhiều cải tiến mới nhưng vẫn đủ sức làm hài lòng người dùng với Cortana. WP 8.1 sẽ đến tay người dùng trong vài tháng sau.

 

CORTANA: CÔ TRỢ LÝ LẮM CHUYỆN

 

Ảnh

 

Bố tôi có một qui tắc: không bao giờ có một trợ lý nữ. Không phải ông sợ những vấn đề cá nhân hay gì cả, mà là: “Bọn họ là phái nữ, họ sẽ cực kỳ khó hiểu, và quan trọng là họ lắm chuyện.” Thế đấy, trong khi tôi thấy các lãnh đạo thường chọn một trợ lý nữ để có thể đảm bảo tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc và đặc biệt là họ không tạo áp lực, thì bố tôi, một người khá khô khan, lại chọn những trợ lý là nam. Lần đầu tiên tôi sử dụng Siri, tôi đã rất hài lòng, khi nó có một giọng nữ nhưng hoàn toàn không lắm chuyện mà vẫn tỉ mỉ, cẩn thận và đặc biệt là rất nhanh chóng. Tuy nhiên, khi tôi tìm hiểu về Cortana- đối thủ của Siri và Google Now vừa được Microsoft giới thiệu trong bản cập nhật hệ điều hành Windows Phone 8.1, tôi mới bắt đầu thấm thía những gì bố tôi nói.

 

Ảnh

 

Thế đấy, lắm chuyện

Có nhiều câu hỏi xung quanh tại sao Siri lại có giọng nữ. Apple giải thích rằng vì muốn mọi người cảm thấy Siri không phải là một cái máy, và nếu đó là giọng nam thì chắc nghe sẽ hơn rợn rợn. Thật sự thì đối với Siri hay Google Now, việc tạo nên sự gần gũi giữa phần mềm và người dùng sẽ tạo nên cảm giác hứng thú khi sử dụng, mặc dù chuyện đó không quá quan trọng. Nhưng việc đặt tên cho Cortana, lồng giọng vào cho nó, hay cố gắng tạo cho nó hàng chục kiểu trả lời sao cho “giống-người” nhất đã được Microsoft chuẩn bị khá kĩ càng và công phu. Đó cũng là lí do đầu tiên khiến bạn cảm giác Cortana hơi phức tạp một chút xíu so với Siri và Google Now. Ban đầu, cũng giống như các dự án khác, Cortana chỉ là tên mã của dự án. Cái tên đó có nguồn gốc từ một nhân vật trợ lý ảo trong game Halo của Microsoft. Tuy nhiên, đến cuối cùng, Microsoft cảm thấy cái tên này khá đơn giản (nhưng chả dễ nhớ) nên họ quyết định lấy đó làm khai sinh luôn. Và thế là, dù gì cũng phải làm cho trót, Microsoft mướn luôn diễn viên lồng tiên cho Cortana, cố gắng tạo ra một phiên bản máy móc không quá khô khan và lạnh lùng với 16 kiểu cảm xúc khi trả lời, vui mừng có, buồn có, tự hào có, ngay cả troll cũng có. Nếu bạn hỏi Cortana cha của nó là ai, nó sẽ trả lời một cách tự hào :”Bill Gates”. Nếu bạn hỏi nó bạn nghĩ gì về Siri, nó sẽ trả lời: “Cuộc nói chuyện giữa chúng tôi chỉ là kiểu nói chuyện một chiều”. Thế đấy, lắm chuyện, và nếu bạn không thích nó trả lời kiểu hại não và dài dòng như vậy, thì xin lỗi, đành chịu thôi. Tuy nhiên, đôi lúc lắm chuyện mà hay đấy. Bạn cứ xem những đứa bạn lắm chuyện của bạn xem, bọn nó đôi lúc sẽ xì ra nhiều thông tin hơn những đứa ít nói đấy.

 

Ảnh

 

Ảnh

 

Ảnh

 

90% những trợ lý mang trong mình một cuốn sổ ghi chép

Siri chủ yếu sử dụng dữ liệu từ Yahoo, nguồn dữ liệu có lẽ không rộng lớn bằng Google nhưng linh hoạt theo từng lĩnh vực và luôn được bảo mật do Yahoo không có chương trình quảng cáo trên mạng như Google. Ngược lại, Google Now sử dụng nguồn dữ liệu từ chính Google. Cả hai đều đòi hỏi khá nhiều thông tin của người dùng. Khi sử dụng Siri, bạn sẽ phải vào phần Cài đặt và cho phép các thông tin được chuyển qua Siri. Google Now cũng đòi hỏi tương tự nhưng dễ dàng hơn khi nó cho phép bạn chia sẻ thông tin ngay trong Google Now. Nói tóm lại, để có thể sử dụng hai thứ trên, bạn phải cho thiết bị cung cấp càng nhiều thông tin của mình càng tốt, nhưng điều đó không bảo mật và có thể gây nguy hiểm. Microsoft đã biết được điều này và họ đã nói chuyện với rất nhiều người làm việc trong lĩnh vực trợ lý, kế toán và họ rút ra được rằng, 90% những trợ lý mang trong mình một cuốn sổ ghi chép. Cortana sở hữu một cuốn sổ ghi chép tách biệt hoàn toàn với hệ điều hành, điều này cho phép bạn bảo mật thông tin của mình ngay cả khi hệ điều hành của bạn bị xâm nhập. Sổ ghi chép cho phép bạn cung cấp các thông tin, các cuộc hẹn, các mối quan hệ của bạn,… cho Cortana sử dụng. Sổ ghi chép này sẽ được lưu trữ trên thuật toán đám mây, điều đó có nghĩa là bạn có thể thêm các thông tin liên lạc, e-mail,.. từ các ứng dụng, dịch vụ khác của Microsoft. Một điều hay nữa ở Sổ ghi chép là nó cho phép bạn can thiệp vào quá trình hoạt động của Cortana. Nếu Cortana định đọc một e-mail từ địa chỉ bạn gái bạn đã được lưu Sổ ghi chép cho bạn, bạn chỉ cần nói nó “Tôi không muốn bạn xem điều này” hoặc “Bạn không được đọc e-mail này”, nó sẽ hoàn toàn hiểu và kể từ nay về sau không dám bén mãng vào những cuộc nói chuyện giữa bạn và gấu nữa. Bạn có thể cung cấp thông tin bằng cách nói chuyện với nó hoặc nhập dữ liệu, nhưng nó luôn hỏi bạn có đồng ý cho nó sử dụng dữ liệu mà nó lưu được trong Sổ ghi chép hay không. Tính năng này cực kỳ hay và sáng tạo khi nó cho phép bạn quản lý những gì mà bạn muốn Cortana sử dụng. Vừa hiệu quả, vừa an toàn. Một đặc điểm đột phá nữa đi kèm với Sổ ghi chép là cách mà Cortana sử dụng cuốn SỔ đó. Cortana thông minh tập hợp tất cả những thông tin trong Sổ liên quan đến câu hỏi của bạn và trả lời. Nếu bạn hỏi: “How is today” (“Ngày hôm nay như thế nào”), Cortana sẽ dựa vào vị trí của bạn để báo cho bạn có đang kẹt xe không, thời tiết thế nào, sự kiện gì đang diễn ra, hôm nay có phải là sinh nhật của bạn không,…. Đôi lúc việc này thật thích hợp khi bạn đang bận rộn và chỉ muốn chuẩn bị cho ngày mới bằng một câu hỏi duy nhất. Nhưng đôi lúc bạn sẽ nhận được những thông tin mà mình chẳng cần tới. Tiếc ở chỗ không như Google Now cho phép bạn xoá những thông tin không cần thiết bằng cách vuốt ngang thẻ thông tin đó, Cortana không cho xoá các thông tin riêng lẻ. Lắm chuyện thật đấy, hỏi 1 mà nói tới 10. Ngoài cung cấp và trả lời thông tin, cũng như Siri, Cortana cho phép bạn gọi điện, nhắn tin, đặt báo thức, sự kiện,…. Hi vọng trong tương lai, Microsoft sẽ tích hợp nhiều hơn cho Cortana can thiệp nhiều hơn vào thiết bị. Có thể post 1 stt Facebook, mở 1 tấm hình,…

Ảnh Trải nghiệm này mà Cortana mang lại tương đối thông minh và mạnh mẽ

Sự phức tạp mà Microsoft gửi vào Cortana thông qua SỔ ghi chép là hoàn toàn đúng và phù hợp, dù nó có gây phiền phức một chút xíu. Tuy nhiên, trải nghiệm người dùng mà Cortana mang lại thì lại hoàn toàn tuyệt vời mặc dù một lần nữa- nó hơi phức tạp. Khi lần đầu chạy Cortana, bạn sẽ phải làm quen với nó, cung cấp các thông tin cơ bản vào Sổ ghi chép, chẳng hạn như bạn tên gì, bạn muốn nó gọi bạn là gì, gấu bạn là ai, có phải là gấu chó không(đùa thôi nhá), thể loại phim bạn thích,… Sau đó, trong quá trình sử dụng máy, ngay cả khi bạn không hỏi, Cortana cũng thông báo cho bạn thông qua chức năng mới toanh của WP 8.1- Action Center (giờ thì bạn hiểu độ lắm chuyện của nó rồi đó). Nếu đội bóng yêu thích của bạn chiến thắng, nó sẽ báo, nếu bạn đang đi du lịch ở một địa điểm lạ, nó sẽ báo về thời tiết, đơn vị tiền tệ, nếu trong tin nhắn hoặc e-mail (những tin nhắn và e-mail mà bạn cho Cortana đọc), nó sẽ tự động gạch dưới những câu như “Gặp e tối nay 8 giờ ở nhà nghỉ 69 nhak a” để tạo một nhắc nhở hoặc cuộc hẹn vào trong lịch của bạn. Trải nghiệm này mà Cortana mang lại tương đối thông minh và mạnh mẽ khi nó tận dụng Action Center, nhưng riêng đối với tôi, nó không thoải mái. Tôi không muốn đang xem một bộ phim thì nó báo: Ồ, đây là phim bạn yêu thích nè,xem phim vui vẻ. Hoặc khi tôi chả cần nó báo cho tôi đơn vị tiền tệ ở một nơi cách tôi chỉ 10km…. Nó hiệu quả về mặt này, nhưng gây phiền phức về mặt khác. Ngoài ra, tính năng mà tôi đánh giá cao nhất về độ hiệu quả, tính mạnh mẽ cũng như tính lắm chuyện của Cortana là khả năng nhắc nhở và cung cấp thông tin dựa vào sự kiện một cách quá thông minh. Nếu bạn đang có một ghi chép về một thời điểm nào đó, ghi thời điểm đó xảy đến, Cortana sẽ ngay lập tức nhắc nhở bạn. Ví dụ gấu bạn đang khá là… chó, bạn có thể bảo Cortana: “Remind me the next time i call my girlfriend that i need to break up” (“Lần tới khi tôi gọi bạn gái tôi, nhắc tôi chia tay”). Ngay khi bạn gọi gấu bạn, một vòng tròn kèm theo chữ “Break up” sẽ hiện lên màn hình. Điều này quá thông minh và hữu ích, nhất là khi tiền điện thoại không còn rẻ nữa để mà cho bạn gọi đi gọi lại nhiều lần. Tính năng này còn thể hiện hiệu quả khi bạn hỏi những câu khó và phức tạp. Nếu bạn họi một câu hỏi đòi hỏi thông tin phải được phân tích nhiều tần, Cortana có thể đảm nhiệm. Ví dụ nếu bạn hỏi: “What’s the best motel near me?” (“nhà trọ tốt nhất gần đây là ở đâu?”), Cortana sẽ không đưa ra một danh sách dài những nhà trọ gần vị trí bạn. Thay vào đó, nó sẽ tìm các nhà trọ ở gần, sau đó truy cập những đánh giá về các nhà trọ đó trong ứng dụng Yelp, xem xem nhà trọ nào được đánh giá cao nhất, và trả lời bạn duy nhất cái tên và thông tin nhà trọ đó. Tiếp theo, nếu bạn ưng ý nhà trọ đó và muốn đặt phòng, bạn chỉ cần nói: “Call it” (“Gọi điện nhà trọ đó”), Cortana sẽ ngay lập tức hiểu rằng “It” chính là kết quả mà nó vừa hiển thị và tự động gọi đến thay vì bắt bạn thực hiện một lệnh mới hoàn toàn. Và đây chính là những gì mà tôi luôn mong muốn khi sử dụng Siri. Tôi thường hỏi Siri “Tell me about Boston Red Sox” (“Nói với tôi về đội Boston Red Sox”), Siri sẽ hiện ra kết quả thi đấu gần đây, danh sách các cầu thủ và lịch thi đấu. Tôi khá hài lòng, cho đến khi tôi muốn vào trang web của đội, tôi phải sử dụng một lệnh hoàn toàn mới: “Open redsox.com” (“mở trang web redsox.com”).

Ảnh

 

Microsoft đã quyết định sẽ để Bing là nguồn thông tin mà Cortana khai thác và sử dụng

Tôi bắt đầu sử dụng dịch vụ tìm kiếm Bing của Microsoft chỉ hơn 1 năm trước và cho đến nay tôi gần như tôi không còn lí do nào để vào Google Search nữa. Bing được thiết kế-cả về mặt thuật toán lẫn giao diện một cách công phu và logic. Nhiều người nói Bing vẫn ở sau Google Search về độ rộng lớn của các kết quả, nhưng sự thật ít người biết là đến 90% kết quả của Bing là những kết quả xác thực từ các nguồn web, ứng dụng được cấp giấy phép. Google Search thì khác, nó tổng hợp mọi thứ trên mạng bằng một thuật toán duy nhất, không hề có thuật toán kiểm tra, xác nhận hay gì cả. Ngoài ra, với một thủ thuật SEO đơn giản (thủ thuật cho phép qua mặt Google để đưa thông tin của bạn lên đầu khi tìm kiếm bằng Google), Google Search trở thành không khác gì một đứa con nít bị dắt mũi. Nhận thấy những khả năng đầy tiềm năng và phù hợp với Cortana, Microsoft đã quyết định sẽ để Bing là nguồn thông tin mà Cortana khai thác và sử dụng. Đối với Siri của Apple, hãng sử dụng Yahoo làm nguồn thông tin. Do được phân thành các mảng lĩnh vực khác nhau cho thông tin, Yahoo giúp cho Siri có tốc độ vượt trội, gần như phản hồi ngay lập tức khi hỏi. Về tốc độ của Cortana thì chưa biết, nhưng có lẽ do không được phân thành từng mảng như Yahoo, Microsoft sẽ phải tìm cách cho Bing có thể phản hồi chính xác và nhanh. Nhanh là yếu tố quyết định, bởi vì khi sử dụng một trợ lý ảo, nếu không nhanh thì bạn thà tự lên mạng và tìm kiếm còn hơn. Các kiến trúc sư của Bing đã làm việc với nhóm làm việc Cortana. Đây là điều mà Microsoft đã luôn muốn thực hiện: kết hợp các bộ phận riêng lẻ hoạt động với nhau. Apple không làm việc với Yahoo, Google thì hoàn toàn bê y nguyên Google Search vào Google Now mà không hề chỉnh sửa và tích hợp. Microsoft đã thông mình khi cho phép Cortana được quyền chỉnh sửa những gì mà bộ phận Bing đã làm được. Điều này có vẻ hơi mạo hiểm, nhưng nó hoàn toàn phù hợp với những gì mà tôi nghĩ là chiến lược tiếp theo của Microsoft. Xbox của Microsoft vẫn đang thống trị các phòng khách, và tôi nghĩ tương lai Cortana sẽ đến với xbox, không chỉ để nâng cao trải nghiệm người dùng, mà còn vì Xbox sở hữu thiết bị có vẻ như cùng với Cortana là một cặp trời sinh- Kinect. Cảm biến Kinect cho phép người dùng điều khiển, chơi game bằng chính các hoạt động của cơ thể. Nếu một ngày nào đó bạn có thể giao tiếp với người bạn thực tế ảo Cortana qua các cử chỉ thay vì giữ nút Tìm kiếm trên WP, điều đó thật tuyệt. Điểm đến kế tiếp mà tôi hi vọng sẽ có mặt Cortana là Windows-sản phẩm chủ lực của Microsoft. Nếu điều đó thành hiện thực, việc tìm kiếm trên máy tính sẽ không thể tốt hơn được nữa. Không chỉ vậy, chúng ta còn có thể quản lí công việc, lịch làm việc, các kết nối với bạn bè, người thân một cách hoàn hảo. Bạn có thấy trong các phim khoa học viễn tưởng người ta điều khiển máy tính bằng giọng nói chưa? Đó là tương lai.

Ảnh

Là tính năng nổi trội nhất trong WP 8.1, Cortana xứng đáng là đối thủ xứng tầm nếu so với Siri và Google Now. Đây chính là điểm đầu tiên Microsoft không theo sau Apple và Google trong lĩnh vực di động. Cortana tập hợp những gì mà cả hai đối thủ còn thiếu trong một hệ thống mạnh mẽ, dễ sử dụng, dù có hơi phức tạp và phiền phức. Tuy nhiên, do chỉ mới là bản Beta, còn được chỉnh sửa nhiều hơn trong tương lai nên Cortana hoàn toàn có thể trở nên hoàn hảo. Với việc kết nôi sâu với Bing, nguồn thông tin của Cortana sẽ hoàn toàn không thua thiệt, hay thậm chí là chính xác hơn các hãng khác. Trải nghiệm người dùng cũng là điểm mà cá nhân tôi cảm thấy thích thú ở Cortana. Nó cho phép người dùng có những trải nghiệm tiện ích và phù hợp. WP đã quá chậm chân so với iOS và Android, những với Cortana, Microsoft đã bắt kịp. Họ hoàn toàn làm lu mờ Siri và Google Now, và khiến tôi nghĩ tới việc sử dụng thử một chiếc Windows Phone trong tương lai.

 

 

 

 

MICROSOFT: ORIGINAL STORY

Ảnh

 

Vị vua nào cũng có triều đại của họ, sau đó họ sẽ phải thoái vị và đành phải nằm trong lịch sử, vĩnh viễn. Microsoft đã từng là một vị vua thống lĩnh vương quốc phần mềm, không chỉ vì họ đã chính là những người tạo nên khái niệm phần-mềm mà vì họ đã có công mang đến cho máy tính cá nhân sự thân thiện, dễ sử dụng và đầy mạnh mẽ. Nếu phải kể lại toàn bộ lịch sử của Microsoft thì chắc chắn sẽ tốn rất nhiều thời gian, từ MS-DOS cho đến Windows, rồi đến mối quan hệ với Apple, IBM,…Trong bài blog này, tôi chỉ muốn giới thiệu cho các bạn những gì Microsoft đã từng có trong quá khứ, những gì họ đã mất đi, và những gì họ đang cố gắng giành lại.

Ảnh

 

Đó chính là tất cả những gì mà Microsoft làm tốt nhất

Năm 1983, lúc đó Bill Gates được mời đến trụ sở Apple, nơi các nhân viên của Apple đang trông chờ một cuộc phục kích của ông chủ họ- ngài chả-chịu-nhường-nhịn-ai Steve Jobs. Ngay khi Bill bước vào căn phòng họp một cách bình tĩnh, nơi mà ông biết sẽ chứng kiến cơn thịnh nộ của đối thủ, cũng là người bạn, Steve ngay lập tức mắng thẳng vào mặt ông. Steve đã mắng Bill là đồ ăn cắp khi chứng kiến những gì mà Bill thực hiện với hệ điều hành Windows phiên bản đầu tiên. 4 năm trước, Steve đến thăm một công ty tên Parc, ông đã choáng ngợp với những gì họ làm được với phần mềm Xeros Parc, phần mềm tạo ra một giao diện người dùng có các cửa sổ chứa các thanh điều hướng, chính xác là giao diện người dùng thân thiện nhất từ trước tới nay mà Steve chứng kiến. Ông ngay lập tức biết đây là thứ ông cần ở một hệ điều hành, nhất là hệ điều hành mà ông đang chuẩn bị cho Apple. Steve mua lại phần mềm Xeros Parc, xây dựng nên hệ điều hành Mac OS. Tuy nhiên, ông biết rằng sẽ chẳng có ai sử dụng một hệ điều hành chỉ đẹp mà chẳng làm được gì. Ông cần những ứng dụng văn phòng, game và mọi thứ. Và thế là ông gọi điện cho Bill, nhờ Microsoft phát triển những ứng dụng văn phòng chạy trên Mac OS. Nhóm của Microsoft đến Apple 4 lần mỗi tuần, liên tục nghiên cứu, nhưng sau đó, họ âm thầm góp nhặt những gì họ học được ở Xeors Parc. Bill đã nhanh tay sử dụng những góp nhặt đó xây dựng nên Windows phiên bản đầu tiên, và cả những phiên bản sau này. Chính là vậy đấy, dù đây là sự thật, nhưng nó đã bị che dấu và người ta vẫn xem Microsoft là công ty đầu tiên mang giao diện người dùng lên máy tính cá nhân. Sự thật thì Microsoft chẳng phải là loại ăn cắp hay gì cả. Nói như vầy cho dễ hiểu, trong một căn nhà có hai cái TV thì cả Apple và Microsoft đều đã vào trộm, mỗi người 1 cái TV, chả qua Microsoft đã nhanh tay hơn. Đó chính là tất cả những gì mà Microsoft làm tốt nhất, tận dụng thời cơ tốt để tạo nên những sáng tạo thay đổi cả ngành công nghiệp và trải nghiệm người dùng một cách nhanh chóng mặt và hoàn hảo đến từng chi tiết. Họ là những người tiên phong. Chỉ khi nào họ nắm giữ cơ hội trong tay, họ sẽ biến nó thành một thứ gì đó vĩ đại, không chỉ vì họ có chiến lược phát triển tốc độ sấm chớp, mà còn vì họ biết cách biến những bãi rác thành một chiếc xe hơi.

Ảnh

 

Họ còn có vô số những ứng dụng, dịch vụ phần mềm không thể chê vào đâu được

Trước thế kỉ 21, Microsoft chỉ tập trung vào mảng mà họ mạnh nhất- phần mềm. Với Windows, họ giúp người dùng sử dụng máy tính cá nhân hiệu quả, dễ sử dụng hơn. Với Office, họ giúp chúng ta làm việc trơn tru và đạt năng suất cao. Họ còn có vô số những ứng dụng, dịch vụ phần mềm không thể chê vào đâu được, và sự thật là cho đến bây giờ tôi vẫn sử dụng đa số những dịch vụ của Microsoft nhiều hơn Google. Tôi sử dụng Outlook(lúc trước là Hotmail) cho e-mail, tìm kiếm bằng Bing, cập nhật tin tức bằng MSN, sử dụng Windows 7 làm hệ điều hành,… Mặc dù có thể bạn sẽ thấy tôi hơi lạc hậu khi không sử dụng G-mail, hay Google Search, hay những thứ hay ho khác mà Google mang lại. Nhưng sự thật thì Microsoft làm rất tốt trong khoảng giữ chân người dùng. Một trong số lí do là chiến lược đặc trưng của hãng- một trải nghiệm mở rộng. Bạn sẽ thấy hàng chục hãng máy tính được phép chạy Microsoft, trong khi chỉ thương hiệu Macintosh được chạy MAC OS. Và chiến lược này chính xác là những gì Google học hỏi khi họ phát hành Android. Bước sang thế kỉ 21, đặc biệt là sau khi trải qua thập kỉ đầu tiên, Microsoft bắt đầu phát triển những sản phẩm phần cứng. Chúng ta thấy được Microsoft thống trị các phòng khác trong các căn hộ ở Mỹ như thế nào. Chúng ta thấy được sự khát khao cạnh tranh khi họ cho ra mắt máy nghe nhạc Zune-đối thủ của iPod. Đặc biệt là dòng sản phẩm tiềm năng- Surface. Microsoft đã từng bước cố gắng thống trị tất cả. Họ đã từng làm được trong quá khứ với mảng phần mềm nhờ vào chất lượng và chiến lược thông minh. Thế nhưng câu hỏi là tại sao- với bản chất luôn nắm bắt thời cơ- họ là chậm chân trong cuộc chạy đua các sản phẩm thông minh như smartphone, tablet,…. mà chính Apple, kẻ thù của họ khởi xướng.

 

Ảnh

 

Họ bước vào thị trường di động với Windows Phone non trẻ, yếu ớt

Khi bạn đạt được thành công, bạn kiêu ngạo. Đó chính là Microsoft. Họ đã đạt được thành công suốt từ khi thành lập cho đến khi bước qua thế kỉ mới. Và khi đó, họ kiêu ngạo, họ cứng đầu, họ xem những tiến bộ mới chẳng qua là những cố gắng gỡ gạc doanh thu. Lí do? Một lần nữa, lại là Apple. Sau khi trở lại Apple sau khi bị đuổi khỏi chính công ty mình sáng lập, Steve thề sẽ khôi phục lại Apple, công ty lúc đó chỉ còn biết nấp bóng sau Microsoft, Oracle. Năm 1997, Steve bắt đầu sản xuất phiên bản mới của máy tính Mac. Ngay trong lúc đang chuẩn bị cho buổi thuyết trình, ông nhận được cuộc gọi từ Bill báo rằng phiên bản mới của Microsoft Office cho máy tính Mac mới mà Apple chuẩn bị ra mắt đã hoàn thành. Lúc đó, Steve đã nói rằng : “Cảm ơn anh Bill, thế giới này cần anh”. Ngay trong buổi thuyết trình ra mắt, Steve đã chiếu một đoạn video với gương mặt Bill trên khắp màn hình, mặc cho các nhân viên phía dưới la ó. Thế đấy, khi bạn nhận được sự kính trọng từ chính đối thủ của mình, bạn không còn sợ gì cả. Và hình ảnh của Microsoft kiêu ngạo, chính là hình ảnh của CEO lúc bấy giờ- Steve Ballmer. Trong tâm trí ông, phần mềm là tất cả. Ông hết sức kiêu ngạo, thậm chí sau nhiều năm thất bại trong cuộc đua hệ điều hành di động. Và thế là Microsoft chậm chân. Họ bước vào thị trường di động với Windows Phone non trẻ, yếu ớt, dù hệ điều hành này trước đó đã từng được phát triển trên các sản phẩm điện thoại phổ thông. Nhưng vẫn đề là vì lúc bấy giờ, iOS và Android đã quá mạnh, và vì vậy WP chẳng thể cất đầu lên được. Microsoft đã từng có tất cả trong quá khứ ở lĩnh vực phần mềm. Nhưng giờ đây, trong cuộc chiến mới, họ lại là người phải chạy theo các hãng khác trong chính cái lĩnh vực mà họ từng khai sáng.

Ảnh

 

Và đương nhiên, chúng ta hãy cùng hi vọng họ sẽ làm được

Trong câu chuyện Rùa và Thỏ, con rùa đã chiến thắng nhờ vào sự chăm chỉ và sự chủ quan của con thỏ. Nhưng đối với những đối thủ mạnh như Apple (iOS) hay Google (Android), sẽ rất khó chúng ta thấy được một giây phút lơ là của họ. Tất cả những gì Microsoft cần làm lúc này là cố gắng tập trung và có một sản phẩm đột phá. Tập trung để khoảng cách giữa họ và các công ty khác không còn quá lớn và một sản phẩm đột phá sẽ giúp họ vượt lên trên, giống như một con đường tất vậy. Trong chủ đề các bài blog về Microsoft, tôi sẽ nói đến WP, Windows và các sản phẩm mới của họ, những gì mà theo tôi nghĩ là cái vốn cuối cùng, bởi vì cả Apple và Google đều đang chuẩn bị cho mình những sự phát triển mới. Họ đang cố gắng từng ngày, với một CEO mới và sự trở lại của Bill Gates trong cương vị cố vấn đặc biệt. Và đương nhiên, chúng ta hãy cùng hi vọng họ sẽ làm được, họ sẽ trở lại và mang đến những sản phẩm hoàn hảo cho người dùng. Để đọc các bài viết trong chủ đề Microsoft, các bạn có thể trở lại trang chủ hoặc sử dụng tag Microsoft.

APPLE KIỆN SAMSUNG LẦN THỨ HAI: KHI BẬC THẦY DẠY CHO KẺ THỢ VIỆC MỘT BÀI HỌC

Ảnh

 

Và ông đã chọn một người làm nhiệm vụ giết chết những đứa con mới nổi đó- người dường như chơi game chiến thuật quá giỏi- Tim Cook.

Apple trước giờ trong mắt người dùng và các hãng sản xuất chính xác, khỏi bàn cãi là một kẻ bắt nạt, một thằng du côn. Bất cứ thứ gì hãng tạo ra, đều không được đụng tới, thậm chí là không có bất cứ thắc mắc gì về nó. Điều này thì không phải đợi đến khi hãng tạo ra thiết bị thay đổi cuộc chơi iPhone, mà ngay từ những ngày đầu tiên của công ty, Steve Jobs đã áp đặt cái tính cách đó vào đứa con cưng của ông. Tuy nhiên, có điều lạ là với tính cách vốn hay nổi điên của mình, Steve Jobs lại rất ít khi nhờ vào toà án để ức hiếp các hãng ăn cắp, như một sự thật đã quá rõ ràng, lấy những chất liệu của iPhone để xây dựng sản phẩm của mình. Steve thích ý tưởng tạo ra những sản phẩm chất lượng, độc đáo đến nỗi không có hãng nào có thể bắt kịp. Ông đã thành công, cho đến khi ông không còn thời gian để tiếp tục và vĩnh viễn rời bỏ cuộc chiến giữa Apple và các hãng khác trên phương diện sáng tạo. Thế nhưng, trước khi qua đời, ông đã biết rằng những kẻ độc quyền về ý tưởng sẽ đến lúc lại chính là những kẻ sinh ra những đối thủ mới nổi thông minh cực kỳ. Và ông đã chọn một người làm nhiệm vụ giết chết những đứa con mới nổi đó- người dường như chơi game chiến thuật quá giỏi- Tim Cook.

Ảnh

 

Điều này khiến cho vụ kiện không khác gì một vụ làm cảnh, chỉ để khoe chiến lược quá thông minh của Tim Cook và sự yếu đuối của Samsung trước kẻ bắt nạt.

Hai năm trước, trong một buổi chiều mùa hè nóng bức, một nhóm những luật sư, thẩm phán đã vội vàng bước vào toà án San Jose, cố gắng tránh mặt những máy ảnh của các tạp chí. Họ đang tham gia vào vụ kiện có thể gọi là lớn nhất từ trước tới nay của công nghệ: Apple kiện Samsung vi phạm bản quyền của hãng. Vụ kiên trải qua 3 tuần lẽ dài, hơn 50 giờ cãi lộn, chém gió nhau bên trong toàn án, với hàng nghìn những lý lẽ, dẫn chứng từ cả hai hãng nhằm giành chiến thắng. Cả hai hãng đều đã phải tung ra những thông tin tuyệt mật để dùng làm bằng chứng. Và chiến thắng thuộc về Apple. Hãng được bồi thường 1 tỷ đô. Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất của hai hãng trước khi bước vào cánh cửa toà án: ngăn cấm sản phẩm của đối thủ được phép bán trên nước Mỹ, đã thất bại. Điều này khiến cho vụ kiện không khác gì một vụ làm cảnh, chỉ để khoe chiến lược quá thông minh của Tim Cook và sự yếu đuối của Samsung trước kẻ bắt nạt.

Tiếc rằng, khi Samsung trở thành kẻ thợ việc, thì Apple, hai năm trong triều đại của Tim Cook, đã trở thành bậc thầy với khả năng phát triển chính xác theo từng li từng tý trong chiến lược.

Tuy nhiên, hai năm qua đã là một thời gian thay đổi tất cả. Samsung đã quá mạnh mẽ. Thị phần, doanh thu, những sản phẩm chất lượng đến ngày một nhanh và nhiều. Samsung đã trở thành đứa con đầu đàn của Android và thậm chí là đại diện của phần còn lại của thế giới chống lại Apple. Samsung đã trở thành kẻ thợ việc lành nghề, có thể làm bất cứ điều gì hắn muốn. Tiếc rằng, khi Samsung trở thành kẻ thợ việc, thì Apple, hai năm trong triều đại của Tim Cook, đã trở thành bậc thầy với khả năng phát triển chính xác theo từng li từng tý trong chiến lược. Apple không còn dở chứng như triều đại của Steve Jobs, không còn liên tục gây shock với bộ ba sản phẩm đột phá: iPod, iPhone, iPad. Giờ đây Apple phát triển theo tính chính xác, tránh rủi ro và đảm bảo đánh đâu thắng đó. Apple không còn là kẻ cược lớn, chỉ là kẻ cược an toàn. Những chiến lược của Tim xây dựng cho Apple quá chính xác, quá chặt chẽ. Ví dụ gần nhất là cuộc chiến của iPhone 5s và Galaxy S4. iPhone luôn được chờ đón và luôn đạt thành tích bán ra cực kỳ ấn tượng. Nhưng năm ngoái, đã có bất ngờ xảy ra. Galaxy S4 của Samsung bỏ xa iPhone 5s về mặt doanh thu, do chiến lược marketing quá tốt của Samsung. Tuy nhiên, chiến lược bán ra của Tim Cook còn thông minh hơn, ông đã tận dụng kì nghỉ đông, với một chuỗi những sự kiện lớn như Giáng Sinh, năm mới,.. đồng thời hợp tác với China Moblie. Kết quả là số lượng bán ra của iPhone 5s tăng đột biến, bằng và sau đó là vượt qua Galaxy S4. Và Tim Cook cũng đã quá thông minh khi biết rằng điều này sẽ gây áp lực nặng nề lên Samsung, buộc hãng phải cho ra mắt Galaxy S5 càng sớm càng tốt, như vậy sẽ rút ngắn thời gian nghiên cứu và xây dựng sản phẩm, biến S5 không gì khác ngoài một sản phẩm được hoàn thành hời hợt, không được đầu tư. Kết quả thì Galaxy S5 ra mắt trong sự thất vọng tràn trề của mọi người. Và Tim cũng biết cách để thừa thắng xông lên, đè bẹp đối thủ. Ông chính thức bắt đầu vụ kiện Samsung lần thứ hai cuối tháng 3 và cho đến nay vụ kiện đã chính thức trải qua những ngày đầu tiên (những thông tin sẽ luôn được tôi cập nhật). Đương nhiên, vụ kiện này nằm trong chiến lược của Tim, khi mà sắp tới đây hãng sẽ cho ra mắt những sản phẩm mới nhất bao gồm iPhone phiên bản mới nhất. Nhưng quan trọng hơn, là dòng sản phẩm mới mà Tim tiết lộ sẽ ra mắt trong năm nay. Vì vậy, vụ kiện này, khác với vụ kiện hai năm trước, có mục đích rõ ràng là dọn dẹp những gì cản chân Apple trong việc ra mắt iPhone mới và dòng sản phẩm mới.

 

ẢnhTất cả những gì Apple làm sẽ là so sánh những tính năng giữa hai hãng, chỉ ra sự giống nhau nhưng quan trọng là đào mộ tất cả những tài liệu đã được công bố của Samsung để cho thấy hãng sao chép iPhone đời đầu.

Lí lẽ của Apple:

Tim vốn có một bằng đại học về điểu khiển dây chuyền sản xuất, ông biết hoạt động chính xác như một con robot lắp ráp là như thế nào. Lần này cũng như lần trước, Apple chỉ rõ ra iPhone đời đầu là một thiết bị thay- đổi-cuộc-chơi, và Samsung đã sao chép mọi thứ của iPhone đời đầu. Như một con robot lắp ráp,Tim biết chính xác mấu chốt vấn đề nằm ở đâu. Nếu bạn sao chép những sản phẩm tầm thường, chả ai quan tâm bạn. Nhưng nếu bạn sao chép một sản phẩm thay-đổi-cuộc-chơi, bạn sẽ dễ bị ăn gạch lắm đấy. Tim không đưa ra lí lẽ Galaxy S5 sao chép tính năng quét vân tay của iPhone 5s hay lí lẽ rằng Samsung sao chép những tính năng của các đời iPhone sau. Ông chỉ cần cho toà án thấy Samsung sao chép iPhone đời đầu, như vậy là đủ. Bằng chứng mà Tim sử dụng đã cho thấy độ cao tay của ông như thế nào, đó là khả năng canh thời gian. Để đảm bảo lần này chiến thắng hoàn toàn, Tim đã chỉ ra rằng, tất cả những sáng tạo và phát kiến hãng xây dựng cho iPhone đời đầu đã được thực hiện nhiều năm trước khi Apple bán ra iPhone đời đầu. Đây là đòn chí mạng với Samsung, bởi hãng sẽ không thể tìm ra bất cứ thứ gì cho rằng những gì iPhone đời đầu đã ăn cắp những thành tựu của các hãng khác. Vì vậy, nếu bồi thẩm đoàn kết luận Samsung sao chép các tính năng iPhone đời đầu, hãng chỉ còn biết cách biện minh rằng hãng hoàn toàn không sao chép, chứ không thể biện minh rằng những tính năng đó thật sự không phải của Apple. May mắn cho Tim, Steve Jobs đã cẩn thận đăng ký mọi bản quyền liên quan đến iPhone đời đầu, và trong vụ kiện này, Tim sử dụng 5 bản quyền của 5 tính năng để kiện Samsung. Tất cả những gì Apple làm sẽ là so sánh những tính năng giữa hai hãng, chỉ ra sự giống nhau nhưng quan trọng là đào mộ tất cả những tài liệu đã được công bố của Samsung để cho thấy hãng sao chép iPhone đời đầu.

Lần trước, nếu Apple thắng, Samsung sẽ phải bỏ ra số tiền 2 525 tỉ đô và không còn quyền mang bất kì sản phẩm nào của hãng lên biên giới Mỹ mà bán nữa. Nhưng kết quả cuối cùng, Samsung chỉ phải bồi thường vài tỉ đô và Apple thất bại trong việc cấm bán vĩnh viễn hàng iPhone trên Mỹ. Lần này, vẫn là mục tiêu cũ, tuy nhiên Apple chỉ đòi 2 tỉ đô tiền bồi thường, rất ít so với lần trư

ớc.

Ảnh

 

Quá nhọ.

Lí lẽ của Samsung:

Để có thể thắng được vụ kiện trên đất Mỹ, sân nhà của Apple là việc không thể. Tuy nhiên lần trước Samsung đã cố gắng đưa ra lí lẽ rằng những điểm giống nhau giữa sản phẩm của hãng và Apple hoàn toàn là những tiêu chuẩn cơ bản trong ngày công nghiệp điện tử. Đồng thời hãng chỉ ra Apple đã đang ký bản quyền cho những phát minh chỉ để hạn chế sự sáng tạo của các hãng và bóp nghẹt tính cạnh tranh. Bồi thẩm đoàn đương nhiên muốn bật cười khi thấy hai lí lẽ đó của Samsung, nhưng hãng vẫn cứ lì đầu tranh cãi dựa vào hai lí lẽ đó. Vì vậy lần trước, và có thể là cả lần này, Samsung đã phải nhờ cậy đến Google. Và giờ đây, chúng ta lại một lần nữa thấy rằng Tim Cook đã biết tận dụng thời cơ.Thứ nhất, ai cũng biết Samsung giờ đã từ mặt Android, xây dựng hệ điều hành riêng- Tizen. Vì vậy, mối quan hệ giữa Google và Samsung không còn tốt nữa, và vì vậy Google giờ chỉ còn đóng vai trò là nhà cung cấp, thay vì là người đở đầu cho Samsung trong lần trước. Thứ hai, do cảm thấy Samsung đang từ mặt mình, vài tuần trước, Google và Samsung đã kí thoả thuận trao đổi bản quyền giữa hai bên, buộc Samsung phải phụ thuộc vào hãng nhiều hơn. Vì vậy nếu lần này Apple thành công trong việc chỉ ra bản quyền của Samsung là sao chép iPhone đời đầu, hãng sẽ gây ảnh hưởng lên Android. Nếu bồi thẩm đoàn khẳng định rằng chính Android đã sao chép Apple, do Samsung chạy Android, thì không chỉ Samsung phải bồi thường mà Android có tội sẽ là cơ sở cho Apple kiện tiếp Google. Samsung sẽ lại tiếp tục cố gắng vẽ nên bức tranh rằng smartphone được tạo ra từ hàng nghìn tính năng, hàng nghìn phát minh được đăng ký bản quyền, và những bản quyền của Apple không tạo nên những tính năng cơ bản nhất. Do những tình thế quá bất lợi trên, Samsung chỉ có thể sử dụng hai bản quyền của hãng để chống lại Apple. Buồn cưới rằng trước khi toà án chính thức mở cửa bắt đầu, Apple đã có kế hoạch sử dụng chính hai bản quyển của Samsung để chống ngược lại Samsung. Hãng sẽ tìm cách thuyết phục bồi thẩm đoàn rằng hai bản quyền này thậm chí còn chưa tồn tại trước khi vụ kiện 2 năm trước bắt đầu, mà chỉ là hai bản quyền được Samsung mua lại để phòng thủ trong vụ kiện này. Lần này thì có thể thấy Samsung hết đường lui. Hai bản quyền của Samsung, một được mua lại từ Hitachi, một được mua lại một nhóm nhà phát minh ở Oklahoma năm 1994. Quá nhọ.

Lần trước, Samsung đã đòi rằng nếu hãng thắng, hãng phải được bồi thường 421.8 triệu đô. Nhưng lần này, do thấy rằng không có cơ hội, hãng chỉ đòi vỏn vẹn 6.9 triệu. Tuy nhiên nếu bồi thẩm đoàn xác định rằng iPhone đời đâu của Apple bị xâm phạm, Samsung sẽ phải đối mặt với lệnh cấm bán.Ảnh