Cloverfield Paradox Review

Tương tự như Alien, series Cloverfield xuất hiện một cách đột ngột, với ý tưởng sáng tạo và cách thể hiện đáng ngạc nhiên. Buồn một điều, là cũng giống như Alien, Cloverfield cũng mang đầy những thăng trầm xuyên suốt những phần phim.

Khi tôi được xem phần đầu tiên của Cloverfield vào năm 2008 trên đĩa DVD, tôi đã thật sự bất ngờ và có nhiều cảm xúc với những cái mới lạ mà phim mang đến cho thể loại kinh dị. Tám năm sau, Cloverfield không một lời nào ra mắt phần hai, tôi muốn được bất ngờ thêm một lần nữa, và thật may mắn, trong một suất chiếu nửa đêm, cùng với một người bạn (rất tốt bụng đồng ý đi xem chung), tôi đã tiếp tục hài lòng với sự bất ngờ cũng lớn không kém phần đầu tiên là bao.

Phim kinh dị luôn thích hợp cho những đổi mới bất ngờ. Và Cloverfield là series đang hướng đến điểu đó thật nhiều. Khi phần một sử dụng phong cách camera cầm tay dễ gây buồn nôn, phần hai lại sử dụng góc quay thứ ba và gần như hiếm khi di chuyển camera. Khi phần một tập trung vào kỹ xảo và bỏ qua mọi tiêu chuẩn về kịch bản, phần hai chứng tỏ người Mỹ cũng có thể kể chuyện và tạo sự kịch tính khéo léo không kém những phim kinh dị châu Á.

cloverfield-paradox-1517847178

Phần ba trong series, Clovefield Paradox, ra mắt một cách đột ngột khi được công chiếu nhanh chóng trên internet thông qua Netflix thay vì hệ thống rạp truyền thống. Đó cũng là một sự đổi mới lớn, nhưng đáng tiếc đó là tất cả những gì tôi có thể dành lời khen cho phần mới nhất của series mà tôi nghĩ là sẽ trở thành yêu thích trong thể loại kinh dị (tôi đang bắt đầu nghĩ lại về điều đó).

Truyền thống của phim kinh dị rất đơn giản: nhà làm phim cho khán giả thấy một quả bom nổ chậm, kéo căng tâm lý khán giả khi đồng hồ đếm ngược chạy dần, và cuối cùng một người hùng (dù là Song Kang Ho trong “The Host” hay Sigourney Weaver trong “Alien”) nhấc lấy quả bom và quăng nó ra khỏi cửa sổ. Phim kinh dị chỉ hay khi khán giả được nhẹ nhõm sau những điều đáng sợ họ thấy. Cloverfield Paradox còn thất bại trong việc để khán giả thấy rõ quả bom.

luxqwnfkxzczxhrkdehz

Nửa đầu của phim làm rất tốt trong việc châm ngòi cho một bộ phim phù hợp với mục đích giải thích cho những sự kiện xảy ra ở phần một, nhưng nửa sau lại đột ngột chuyển hướng sang một câu chuyện kịch tính, thông minh như đã thấy ở phần hai. Hoàn toàn không có sự kết nối rõ ràng xuyên suốt 1 tiếng 40 phút. Và làm thế nào khán giả có thể quyết định rõ ràng nỗi sợ mà họ đang thấy là gì khi ngay cả nhà làm phim cũng không thể?

Nội dung phim xoay quanh một nhóm những phi hành gia, mỗi người đến từ một quốc gia khác nhau, và họ cùng nhau giải quyết vấn đề năng lượng mà Trái Đất đang đối mặt. Tương tự những phỏng đoán sau những dự kiện ở phần một, phần lớn bối cảnh của Paradox được đặt ngoài không gian, và khi cả nhóm những bộ óc thiên tài của chúng ta gặp một trục trặc ở trạm không gian mà họ làm việc, hai chữ “không gian” trở nên lạc lõng với những con người cô độc cách xa quê hương.

005074dd

Cốt truyện đơn giản và có phần nhàm chán với những phim ngoài không gian gần đây dường như đã có được đầy đủ những điều kiện tuyệt vời, vì sau cái kết của phần một, nhà làm phim hoàn toàn có đủ sự tự do sáng tạo ra một lời giải thích, kiểu nào cũng được, họ có thể làm bất cứ cách nào. Đáng tiếc là họ đã để trí tưởng tượng bay hơi xa (dù phi hành gia thì chắc không có Milo). Những lý thuyết mà phim đặt ra cho những gì đang xảy ra ở Trái Đất dường như quá rắc rối, và thay vì dành phần lớn thời gian giải đáp những gì khán giả mong mỏi, các nhà làm phim đành phải để những nhân vật giải quyết mớ hỗn độn trên tàu không gian thay vì ở Trái Đất.

Điều này có thể hợp lý, thậm chí là hiệu quả phần nào khi Paradox được đặt ra làm một bộ phim riêng. Nhưng khi trước chữ “Paradox” đã có chữ “Cloverfield,” khán giả mong muốn một lời giải đáp thỏa đáng. Họ muốn thấy quả bom nổ chậm được quăng ra ngoài cửa sổ, không phải là một lần nữa đổ mồ hôi vì quả bom thứ hai, mà thật sự không cần thiết.

Paradox

Mặt hình ảnh của phim cũng gần như không hiệu quả và chỉ đạt ở mức trung bình, dù kinh phí phim đắt hơn rất nhiều so với hai phần đầu. Những cảnh ngoài không gian gần như chỉ chiếm phần nhỏ phim, và hoàn toàn không khác gì một khung cảnh mang tính giới thiệu, để những cảnh quay xảy ra phần nhiều là ở bên trong trạm không gian. Thậm chí nhân vật trung tâm của những sự kiện ở phần một lại bị đối xử bất công đến đáng thương khi chỉ xuất hiện đúng hai cảnh, một trong số đó lại là cảnh nhìn thiếu chuyên nghiệp đến bất ngờ. Và điểm duy nhất có thể cứu vãn phần nào đó là diễn xuất của các diễn viên. Tuy không phải là những diễn viên hàng đầu hứa hẹn một doanh thu lớn, họ vẫn đủ làm mạch truyện trôi chảy, các phân cảnh không nhàm chán, và sự kết nối tốt giữa lời thoại và cảm xúc.

cloverfield-paradox-image

Để công bằng mà nói, Cloverfield Paradox hoàn toàn có thể trở thành một bộ phim giải trí không đến nỗi tệ nếu nó là một phim đứng riêng. Sự kết nối với phần một, chi tiết là lời giải thích cho những sự kiện đau thương đã xảy ra, gần như chưa đủ làm người xem hài lòng với quãng thời gian chờ đợi dài tới mười năm. Cloverfield Paradox cũng hoàn toàn không xứng đáng đứng cạnh hai phần phim trước xét về mặt chất lượng, đơn giản là vì sự nổi bật trong phong cách và sự đổi mới trong ý tưởng gần như quá mờ nhạt.

Cloverfield là sự kết hợp hoàn hảo của “The Blair Witch Project” và “Godzilla”. 10 Cloverfield Lane là tác phẩm sẽ khiến Alfred Hitchcock tự hào với khái niệm “mọi phim kinh dị đều dựa trên Cô gái quàng khăn đỏ”. Và với Cloverfield Paradox, tôi không nghĩ dù có là một fan phim kinh dị hay không, có từng xem qua series Cloverfield hay chưa, vẫn sẽ khó chấp nhận một bộ phim dù được mong đợi nhiều mà lại gây thất vọng đến vậy.