Yasujirō Ozu’s Tokyo Twilight Review

Khi tôi bắt đầu xem Tokyo Twilight, tôi rất mong chờ một bước tiến mới của nhà làm phim này, dù ông đã mất từ lâu, nhưng những lần lột xác của Ozu vẫn mang tính cách tân của người nghệ sĩ. Sau Tokyo Story, Ozu mang đến một bất ngờ với Early Spring. Ông chuyển hướng từ nỗi đau gia đình của những người lớn tuổi, sang nỗi cô đơn của những cặp vợ chồng trẻ. Tokyo Twilight chứng kiến một bước đi táo bạo hơn nữa, trong câu chuyện, cấu trúc phim, và hơn bao giờ hết, từng quyết định của Ozu trở nên có ảnh hưởng tới người xem theo cách chưa từng có.

Nói như vậy là vì Ozu luôn sử dụng phong cách chuyển hoá chậm, ngay cả trong những tác phẩm nổi bật nhất về cảm xúc của ông như Tokyo Story, Early Summer, cũng đều chậm và thấm dần vào người xem khi đến cuối phim. Tokyo Twilight tuy không chứng kiến một thể loại mới nào ngoài mối quan hệ gia đình thường thấy của Ozu, nhưng lại có một bộ mặt hoàn toàn khác. Một bộ mặt đen tối hơn, nhiều khóc khuất hơn của gia đình, những gì mà người xem chắc hẳn chưa từng muốn đối diện, nhưng, không ít chúng ta lại cảm thấy đồng cảm. Với một câu chuyện cao độ hơn, Ozu chọn cách tiếp cận cũng rất mạnh bạo. Ông để nhịp độ nhanh hơn, ông để mỗi tình tiết có sức nặng hơn với tổng thể cấu trúc phim, và khi tất cả những nhân vật trong phim đều phạm sai lầm và gánh chịu hậu quả, chúng ta tưởng như đây không phải là một phim của Ozu.

pillow2

Nhưng đây vẫn là một phim của Ozu, vì ông không gấp gáp và sơ sài. Từng thành viên trong gia đình có những mối quan hệ được xây dựng tỉ mỉ và chi tiết. Phim lấy một gia đình nhỏ làm trọng tâm, với người cha một mình chăm sóc hai người con gái. Cuộc sống vốn đã nhiều rắc rối từ người con gái út, bỗng thay đổi nhiều hơn nữa với sự quay lại của người mẹ đã bỏ đi từ lâu. Sự tương tác giữa người con gái nhỏ nhất với người cha, giữa hai chị em, giữa cha chồng với con rể, tất cả đều rất đặc trưng, và sự khéo léo của Ozu thể hiện ở việc mỗi sự tương tác đều liên quan tới nhau, và họ đều bị nhốt chung vào một vấn đề lớn nhất của gia đình. Thế nhưng Tokyo Twilight có một điều làm tôi khâm phục sự mạo hiểm về đổi mới của Ozu: để hết những sức nặng của phim lên nhân vật trẻ tuổi nhất. Nhiệm vụ này thường được Ozu giao cho nhân vật của Setsuko Hara, nhưng trong phim này, khi Setsuko đảm nhận vai người chị, Ozu muốn sự tập trung dành cho người em gái, do Ineko Arima thủ vai. Tất cả những gì đau khổ nhất, những suy nghĩ sâu xa nhất, những nỗi ám ảnh lớn nhất đều đến từ nhân vật Akiko. Ngay từ đầu, Akiko có vẻ là một người con gái tuổi thiếu niên điển hình: cứng đầu, mù quáng, và ham muốn tự do, nhưng dần về cuối phim, Ozu để những góc khuất đen tối nhất, những nỗi sợ khủng khiếp nhất dành cho cô. So với điện ảnh hiện đại, đây là điều không hề hiếm, nhưng với những ai từng yêu thích Ozu, sự chuyển biến này gây thất vọng rất nhiều, và Nhật Bản đã biến Tokyo Twilight trở nên bị lãng quên.

13

Tuy là nhân vật trẻ tuổi nhất, thiếu tính tượng trưng, nhưng Akiko lại mang đến hiệu ứng về mặt cảm xúc không thể quên được. Diễn xuất Ineko Arima là xuất sắc, mang tính hiện tượng khi chỉ ở tuổi 25, cô làm lu mờ hoàn toàn huyền thoại Setsuko Hara. Ineko mang đến sự kịch tính hoàn hảo giữa nhân vật và những tình tiết, và ánh mắt vô hồn đến mức đáng sợ của cô là thứ mà không phải diễn viên mới nổi nào có thể làm được: tạo ra một nhân vật trẻ tuổi, nhưng nhiều chiều sâu về cảm xúc.

Điều đáng buồn, những thành viên khác trong gia đình không hề để ý đến điều đó ở một cô gái trẻ. Người cha luôn nghiêm khắc và cố gắng giữ người con gái trong an toàn. Người chị luôn nuông chiều một cách thái quá, người cô luôn mong cô sớm cưới chồng để trở nên ngoan hơn. Không ai nghĩ rằng cô có những tâm tư, dằn vặt riêng, thầm kín và nặng nề.

tumblr_nzzuq7figw1r0cew3o1_1280

tumblr_nzzuq7figw1r0cew3o2_1280

Phong cách hình ảnh của Ozu luôn dành để tôn vinh những nhân vật bằng cách giữ yên máy quay và cho phép diễn viên tự do trong khung hình. Lần này, hình ảnh tôn vinh sự cô đơn. Ngay từ đầu phim, hình ảnh chiếc nón nói lên sự xa cách giữa các nhân vật, khi người con rể để quên nón tại quán ăn mà người cha đang ăn, ông vẫn cứ để chiếc nón ở đó, thay vì mang về cho người con. Hình ảnh của Ozu luôn chọn lọc và với những chi tiết nhỏ như vậy, phim lại nói lên rất nhiều điều. Và chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh tương tự. Nhưng một điều tôi chú ý rõ và thấy được sự thay đổi của Ozu là ông dùng góc quay mới: trực diện, phóng gần vào gương mặt nhân vật. Ông thường chuộng góc quay tĩnh, tầm trung để bao quát nhiều người vào một khung hình, nhưng ông lại đặt niềm tin khá nhiều vào diễn xuất của Ineko khi luôn dành trọn khung hình cho gương mặt cô. Ineko hoàn toàn không để phí điều này, khi một lần nữa tôi cần phải dành những lời khen đẹp nhất cho diễn xuất của cô. Phim được thực hiện vào những năm 50, chắc chắn rằng phương pháp diễn xuất thẳng vào máy quay của Hitchcock chưa thịnh hành ở Nhật, nhưng Ineko vẫn mang đến những bí ẩn trên gương mặt khi cô nhìn thẳng vào ống kính thay vì bằng lời thoại.

174

Và đó cũng là điểm điển hình của tính nghệ thuật trong phim Ozu. Với ông, những điều vô hình mới chính là ngôn ngữ của điện ảnh. Mỗi tác phẩm của ông luôn gắn kết những nhân vật bằng một điều vô hình, một điều không bao giờ được nói ra, không bao giờ được cảm nhận. Akiko luôn giữ cho mình một bí mật, và chính bí mật này đã tạo ra những xung đột và đau khổ bên trong căn nhà. Ozu đã từng rất nương tay khi để cho những điều vô hình được những nhân vật cảm nhận và thấu hiểu, trong Tokyo Story, trong Early Summer, hay đoạn cuối của Late Spring. Nhưng khi đến kết thúc của Tokyo Twilight, điều đau khổ là khi người xem nhận ra rằng những bí mật của Akiko mãi mãi không được người thân biết đến. Với người Nhật, đây là điều không chấp nhận được ở Ozu. Với người yêu thích điện ảnh, đây là thứ tạo nên một tuyệt tác.

Theo cá nhân tôi, tôi đánh giá cao và thích Tokyo Twilight hơn bất cứ một tác phẩm nào khác của Ozu. Ý nghĩa và cảm xúc của phim chỉ có thể tìm được ở rất ít những phim khác của điện ảnh Nhật Bản, Sansho the Bailiff là một ví dụ. Tôi thích ý nghĩa của phim nhiều vì nó lớn lao hơn những gì Ozu từng mang đến. Tôi từng khóc khi xem Late Spring, nhưng xét cho cùng đó vẫn chỉ là một phim nói về tình cảm gia đình bị dang dở. Tokyo Twilight mang đến ý nghĩa sâu xa trong mỗi con người, một góc khuất mà chúng ta không dám nhìn thẳng vào. Ozu nhấn mạnh rằng chúng ta có những nỗi sợ thầm kín nhất, ám ảnh nhất, nhưng chính bản thân lại có xu hướng mang nỗi sợ tương tự cho những người xung quanh, dù là những người thân thiết nhất. Khi Akiko tìm lại được người mẹ lúc trước đã bỏ rơi những người con, cô không đến tìm người mẹ để hỏi rõ lí do tại sao. Cô đến với câu hỏi rằng cô liệu có phải là con ruột của người cha hay không, vì cô căm ghét cha mình, và mong rằng mình không phải là con ruột của ông. Sau đó chúng ta có thể hiểu được Akiko có nỗi sợ về sự mất mát người thân, về sự ruồng bỏ chính những người mang chung dòng máu, nhưng chính cô lại là người muốn ruồng bỏ cha ruột của mình.

12

Những phim của Ozu luôn mang sự đấu tranh trong nhân cách con người khi xã hội và đời sống thay đổi. Trong Tokyo Twilight, chúng ta thấy được những góc khuất của nhân tính, những điều xấu xa nhất của con người, chúng ta thấy sự đấu tranh giữa bản tính với những điều bản thân tin tưởng. Đối với tôi, Tokyo Twilight là tác phẩm nghệ thuật vĩ đại vì nó thể hiện đúng giá trị gắn liền giữa nghệ thuật và nhân tính. Có lẽ Ozu đã đi quá xa so với thời điểm bấy giờ. Có lẽ Ozu đã gửi gắm những điều quá đen tối vào một tác phẩm đáng lẽ nên dành cho sự xoa dịu, như khán giả thường trông đợi mỗi khi tìm đến phim của ông. Có lẽ Ozu muốn gửi gắm rằng trong mỗi câu chuyện, hóa ra hoàn toàn không tồn tại người tốt và người xấu, không tồn tại anh hùng và ác nhân, tất cả đều là con người và con người. Và vì là con người, chúng ta luôn có những góc khuất, những bí mật, những bản tính xấu xa. Với nền văn hóa Nhật Bản, mọi người luôn coi trọng nhân cách con người, luôn giữ gìn giá trị bản thân bằng những nguyên tắc chính chắn, nhất là với những con người trẻ như Akiko, và Tokyo Twilight không may lại thể hiện mặt trái của tất cả những điều đó, và bị lãng quên hoàn toàn, ít nhất là với vị trí một tác phẩm hay, phim không được thừa nhận nhiều như các tác phẩm khác. Dù Ozu có đi ngược lại văn hóa Nhật Bản hay không, tôi thật sự vẫn đánh giá cao ông như một nhà làm phim, một nghệ sĩ tài năng. Ông đủ tài năng và lòng dũng cảm để làm xuất sắc nhiệm vụ của mình: phá vỡ rào cản, và nói lên sự thật. Có lẽ chúng ta luôn mong rằng rồi cuộc sống có một kết thúc đẹp như những tác phẩm khác của ông, nhưng có lẽ chúng ta cũng cần chấp nhận sự thật rằng bản tính con người luôn có khuyết điểm, và chúng ta phải đánh đổi tất cả để trả giá cho mỗi quyết định của mình. Đó là sự thật, dù muốn hay không.

Bài Học Quản Lý Kinh Doanh Từ Thể Thao (1)

Trận chung kết bóng bầu dục Mỹ (Super Bowl) vào chủ nhật sẽ khép lại mùa giải 2018 của hai đội bóng xuất sắc nhất: New England Patriots và Los Angeles Rams. Super Bowl mỗi năm đều chứng kiến những cuộc đối đầu mới và riêng biệt, và năm nay sẽ là giữa kinh nghiệm với sức trẻ, giữa thế lực lớn với sức mạnh mới nổi. Với triều đại Patriots, đây là trận chung kết thứ 3 liên tiếp của họ, lần thứ 4 trong vòng 5 năm, và họ hiện vẫn đang giữ kỷ lục là đội vào được trận chung kết nhiều nhất, với tổng cộng 11 lần, trong đó có 5 chức vô địch. Với Rams, đây chỉ là lần thứ 4 được vào trận chung kết, lần gần nhất là vào năm 2001. Bên cạnh những con số đó, sự chênh lệch giữa hai đội về mặt tổ chức cũng nằm ở kinh nghiệm. Patriots sở hữu Bill Belichick, một trong những vị huấn luyện viên được xem là giỏi nhất trong lịch sử môn thể thao. Ở độ tuổi 66, ông đã có quá nhiều kinh nghiệm ở những trận đấu lớn. Về phía Rams, Sean McVay lập kỷ lục là huấn luyện viên trẻ nhất được vào chung kết, với chỉ 33 tuổi. Khoảng cách tương tự đối với hai đội trưởng, khi Tom Brady của Patriots đã 41 tuổi, trong khi Jared Goff chỉ mới 24 tuổi. Dù sự khác biệt là lớn, nhưng khi hai đối thủ được xác định vào chung kết, mọi người lại đánh giá đây là một trận chung kết đáng xem và sẽ không nghiêng hẳn về bên nào. Nếu nhìn kỹ những yếu tố, một đội thể thao không khác gì một tổ chức kinh doanh, và trận chung kết sắp tới thể hiện rõ một yếu tố rất đặc biệt: tổ chức trẻ, non kinh nghiệm vẫn đủ sức đối đầu với những tổ chức già dặn hơn.

Tổ Chức Lớn:

Một điều không thể phủ nhận khi nói về Patriots là sự áp đảo của họ qua từng năm, đến nỗi nhiều người cho rằng thật quá bất công khi đã ba năm liên tiếp trận chung kết của giải đấu chắc chắn có một chỗ dành cho Patriots. Sự áp đảo này đương nhiên khiến tỷ lệ tham dự giai đoạn quyết liệt cuối mùa giải của những đội khác trở nên thấp đi, và gần như tính cạnh tranh trong bóng bầu dục trở nên nhàm chán đi khi câu hỏi qua mỗi năm đều là: Liệu ai sẽ đủ sức đối đầu với Patriots? Patriots là tượng trưng cho thế độc quyền trong kinh doanh hiện đại, đặc biệt là trong chủ nghĩa tư bản, nơi ai lớn hơn, giàu hơn, có quyền lực hơn, sẽ thắng. Nhưng những điều đó không nói lên những bài học gì mà người quản lý có thể học tập ở Patriots, do tính chất thay đổi liên tục của nền kinh tế và sự cọ sát trên toàn cầu không cho phép bản chất độc tôn của tổ chức có thể thắng được. Nhìn vào Patriots, người khổng lồ, mọi người có thể học được những bài học quý giá nằm ở sâu bên trong cốt lõi hơn.

patriots_good_AP_Ringer.0

  • Sự thấu hiểu về tính chất công việc. Nhiều năm, nhiều kinh nghiệm, nghĩa là nhiều hiểu biết. Patriots đã thống trị qua từng năm, họ có số lượng kiến thức khổng lồ gặt hái được từ những đối thủ qua từng giai đoạn. Nhưng chưa bao giờ lối chơi của họ được đánh giá là lỗi thời. Mỗi mùa giải, Patriots luôn cho thấy một hành trang mới, và với mùa giải 2018, họ một lần nữa phá kỉ lục về tỉ lệ thắng/thua của chính mình. Không chỉ những người đứng đầu Patriots hiểu rằng cần đổi mới kiến thức qua từng năm, mà mỗi cầu thủ trong đội đều được đánh giá là những cá nhân thông minh nhất của giải đấu xét về độ thấu hiểu của họ về những gì họ đang làm. Tom Brady, vị trí Quarterback và đội trưởng của Patriots đã có lượng kiến thức nhiều đến nỗi anh hiểu rõ cách từng chiến thuật tấn công đến mức chi tiết. Dựa trên kiến thức, Tom Brady có thể đọc rõ mỗi tình huống, đưa ra phán đoán vị trí của những cầu thủ bên mình và cả đối phương. Trong loạt trận playoff vừa qua, thời gian trung bình từ khi nhận bóng, quan sát, và cuối cùng là chuyền bóng của Tom Brady chỉ là 2.15 giây. Dựa vào kiến thức, anh hiểu rõ cách thức mọi thứ diễn ra trên sân bóng gần như lập tức.
  • Sự gắn kết tập thể. Trong số 11 lần góp mặt tại trận chung kết, đây là lần thứ 9 Patriots xuất quân với bộ đôi huấn luyện viên/đội trưởng Bill Belichick và Tom Brady. Đây luôn được đánh giá là lí do lớn nhất để Patriots thống trị thật lâu, khi họ có một sự gắn kết lâu dài và không thay đổi. Khi phong cách làm việc Freelance đang trở nên phổ biến hơn, vai trò quan trọng của sự gắn bó, trung thành giữa những cá nhân bên trong tập thể luôn cần được cân nhắc một cách đúng mức. Khi những cá nhân bên trong tập thể làm việc lâu dài với nhau, họ hiểu rõ cách cả bộ máy hoạt động, và khi họ luôn khao khát với những mục tiêu mới, đó sẽ là một tập thể rất đáng gờm. Tuy nhiên, sự khác biệt của Patriots không chỉ dừng lại ở việc mỗi người đều muốn gắn kết với nhau, mà còn ở cách họ chuẩn bị cho điều đó. Tom Brady đã chạm mức 40 tuổi, một con số rất hiếm trong môn thể thao nhiều va chạm như bóng bầu dục. Tuy nhiên, trong suốt sự nghiệp, anh chỉ bỏ lỡ kỳ playoff đúng một lần do chấn thương, vào năm 2008. Để sẵn sàng cho khối lượng công việc nhiều và kéo dài, mỗi tổ chức cần có sự chuẩn bị và rèn luyện mỗi cá nhân của mình. Theo chia sẻ của Tom Brady, đội ngũ huấn luyện của Patriots tạo ra những tình huống khó khăn hơn cả trên trận đấu thật sự, nhằm chuẩn bị thật tốt cho anh, về mặt thể lực cũng như sự nhạy bén và khả năng đưa ra quyết định. Điều này không có nghĩa là những tổ chức cần đẩy hết những vị trí lãnh đạo vào bộ phận R&D để rèn luyện họ với khối lượng công việc khủng khiếp. Thật ra, theo xu hướng hiện đại, nhằm phát huy hiệu suất sản xuất, các công ty ngày càng chuyển những nhân viên của bộ phận R&D ra bên ngoài, tới những bộ phận khác, điển hình như Manufacturing. Sự rèn luyện nằm ở việc tinh chỉnh những dự án và kế hoạch phù hợp với đội ngũ quản lý.

i

  • Sự mạo hiểm. Con báo sẽ không lao xuống vách núi đứng nếu không biết chắc rằng sẽ bắt được dê. Sau nhiều năm tiến tới trận chung kết, và giành vô địch nhiều lần, Patriots thấy được điểm đến cuối cùng của mỗi quyết định. Họ biết được quyết định nào chắc chắn sẽ thành công, và dám làm những điều không ai ngờ được. Ngay đêm trước trận bán kết, ban huấn luyện họp gấp toàn đội tại một phòng họp tại khách sạn và thêm vào 9 chiến thuật mới, và họ chấp nhận đưa ra quyết định vào phút chót mà không cần tập qua thử. Sự mạo hiểm còn thể hiện ở việc họ dám chấp nhận thất bại, và vươn lên từ đó. Ở 2 trận chung kết gần đây nhất của Patriots, họ đều để bị dẫn trước với khoảng cách rất lớn. Họ chấp nhận sự mạo hiểm và vươn lên để gỡ hoà, và thậm chí là chiến thằng 1 trong 2 trận chung kết đó. Sự mạo hiểm cần được xây dựng từ niềm tin. Niềm tin vào năng lực của mỗi người, vào cơ hội sống sót của cả tổ chức như một tập thể. Sự mạo hiểm có là con dao hai lưỡi? Đương nhiên là có. Những tổ chức lớn thành công sẽ nhìn vào những thành tích họ đạt được để có được sự tự tin cho mỗi lần mạo hiểm, nhưng đó chỉ là sự tự tin, không phải là sự kiêu ngạo, nên họ vẫn thận trọng. Những tổ chức lớn thất bại sẽ lại nghĩ rằng vì họ đã có nhiều thành tích, nên họ có thể làm bất cứ điều gì nằm ngoài giới hạn, họ có thể mạo hiểm vì họ biết những tổ chức nhỏ hơn sẽ không bao giờ chủ động tấn công, điều hoàn toàn sai.

new-england-patriots-vs-los-angeles-rams

  • Sự xuất sắc của mỗi cá nhân. Patriots không hẳn là một tập hợp toàn những cầu thủ giỏi nhất. Nhưng bí quyết để Patriots thành công là mỗi cá nhân của họ đều làm hết sức mình khi tập thể cần họ nhất. Trong suốt mùa giải, Rob Gronkowski không thật sự có phong độ tốt sau một năm 2017 với nhiều chấn thương. Ở trận bán kết vừa qua, khi Tom Brady liên tục chuyền cho Julian Edelman nhưng vẫn không thể thắng được đối thủ, anh quyết định chuyền cho Gronkowski trong những phút cuối cùng. Và không ai có thể ngờ chỉ bằng 3 đường chuyền, Gronkowski mở ra cơ hội tới với trận chung kết cho Patriots. Bước vào mùa giải 2018, Patriots không được đánh giá cao về mặt đội hình khi khả năng phòng ngự của họ bị đánh giá là quá yếu kém. Điển hình là trong trận bán kết, họ bị đối phương ghi bàn nhiều lần, nhưng những cá nhân ở đội hình tấn công vẫn đủ sức toả sáng để lấp đi những khuyết điểm của phòng ngự, và cuối cùng là giành chiến thắng cho cả đội. Đó là điều cần có ở một tổ chức đoàn kết. Khi một vài cá nhân yếu kém hơn về năng lực, hoặc không đạt được khả năng làm việc tốt nhất, những người khác nên biết cách toả sáng và cố gắng vì tập thể. Điều đó không có nghĩa là những người giỏi hơn nên dành thời gian để giúp những người kém hơn. Tiêu chí của Patriots luôn là “Do Your Job”. Trong một tổ chức, nếu một cá nhân làm xuất sắc phần việc của mình, điều đó sẽ giúp ích nhiều hơn là phí thời gian để khắc phục những phần việc của người khác. Mọi chuyện bắt đầu từ bước quan trọng nhất: hiểu rõ công việc của mình. Mỗi người nên hiểu rõ mình là mảnh ghép nào, mình có chức năng gì, và khi ghép vào bức tranh lớn hơn của tập thể, cá nhân mình và mọi người sẽ vận hành như thế nào. Sự thật đáng buồn là những cá nhân trong tổ chức hiện nay vô tình (hoặc cố tình) phải làm nhiều công việc cùng một lúc. Họ không thể tập trung, họ không thể phát huy khả năng tốt nhất, và gần như họ chẳng đóng góp được gì. Đã qua thời mô hình vận hành một chiều trên xuống dưới phổ biến trong tổ chức. Đã qua thời một quản lý dự án sẽ tập hợp một đội gồm những cá nhân “làm gì cũng được” và cùng nhau phát triển. Giờ đây tiêu chí của một đội bên trong tổ chức là xoay quanh chức năng. Mỗi người sẽ đảm nhiệm từng công việc riêng lẽ, và với niềm tin dành cho nhau rằng người kia sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của họ, cả đội sẽ thành công. Lí do thành công đơn giản là vì mô hình đội xoay quanh chức năng sẽ tiết kiệm thời gian rất nhiều. Thay vì 5 người cùng nhau bàn bạc về một yếu tố của sản phẩm, và tiện thể, không bao giờ có trường hợp cả 5 người cùng đồng ý với nhau, thì mỗi người sẽ đảm nhận một yếu tố, và cuối cùng ráp những mảnh ghép lại với nhau.

Tổ chức nhỏ:

Hiện nay, mỗi lĩnh vực đều chứng kiến số lượng ra đời các start-up ở mức kỉ lục. Chưa bao giờ môi trường cạnh tranh lại đang sôi nổi và phát triển nhiều đến vậy. Những người có đủ kiến thức và lòng tin sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để tạo ra một điều mới, với một tổ chức mới. Họ không ngần ngại dùng ý tưởng của mình để chinh phục những nhà đầu tư và chứng minh rằng chỗ đứng của họ. Điều tương tự đến với Rams Trong giải đấu, có những cái tên trẻ và triển vọng hơn họ rất nhiều, nhưng Rams vẫn biết khả năng của mình, cũng như tham vọng để mang khả năng đến với những trận đấu lớn, và giờ đây trận đấu lớn nhất đang chờ đợi họ.

SeanMcVay_Feat_Getty_Ringer.0

  • Những mảnh ghép. Sau nhiều năm gây thất vọng, không ai ngờ đến cái tên Rams có thể tiến xa đến như vậy. Một đột từng có chuỗi trận thua lên đến 12 trận và chỉ thắng được 4 trận, phải di chuyển sang sân vận động mới, thay thế huấn luyện viên trưởng, giờ đã vượt qua rất nhiều cái tên lớn để góp mặt trong trận đấu lớn nhất. Nhưng công cuộc cải tổ đội bóng, làm lại từ đầu, và đặc biệt là lắp ghép những mảnh ghép qua từng năm, đã khiến Rams trở nên đặc biệt hơn. Một tổ chức trẻ thường phạm phải sai lầm khi tập trung tuyển bất cứ ai đến với mình. Qua 2 năm, Rams xây dựng một đội hình tập hợp những con người tốt nhất, thay vì cố gắng cho số lượng. Những tổ chức vừa và nhỏ hiện nay vẫn còn giới hạn về bản lĩnh để thuyết phục những cá nhân tài năng gia nhập vào đội ngũ của mình. Đáng buồn hơn, họ thiếu bản lĩnh trong việc cuốn hút những cá nhân tài năng gắn bó lâu dài với mình. Trí tuệ và sự khéo léo của những người được đào tạo chuyên sâu hiện nay là phù hợp với môi trường và tư duy năng động so với những ai bước ra từ những thế hệ trước. Nếu để ý kỹ điều đó, những tổ chức nhỏ và vừa sẽ nhận ra rằng họ có lợi thế rất lớn: khả năng xây dựng một thế hệ cho tương lai. Nhìn vào những tổ chức lớn, nhân viên của họ sẽ có tuổi nghề lớn hơn, kiến thức của họ sẽ cũ hơn, phương thức làm việc của họ sẽ thiếu hiện đại hơn. Và những tổ chức lớn không thể một sớm một chiều thay đổi những điều đó. Số lượng nhân viên của họ nhiều hơn, và không thể một lần thay máu toàn bộ công ty. Và bỏ thời gian cũng như nguồn lực để đào tạo những nhân viên lâu năm, lớn tuổi nhằm bắt kịp với môi trường làm việc hiện đại càng khó khăn hơn nữa và gần như là bất khả thi. Với một tổ chức nhỏ, đây là lợi thế của họ. Nếu bắt đầu tuyển dụng từ con số không cho đội ngũ làm việc, tổ chức nhỏ có thể tuyển những con người trẻ, năng động, quen thuộc với những công nghệ mới. Khi họ đã có những cốt lõi là những con người như thế, sẽ rất dễ để tiếp tục tìm thêm những mảnh ghép tương tự, xoay quanh những cốt lõi sẵn có. Dần dần, họ sẽ có một tập thể quen thuộc với phong cách làm việc trong tương lai, và khi từng con người trẻ làm việc xoay quanh nhau như thế, đó sẽ là một sức mạnh rất khó để đong đếm.

631486110.0

  • Mạo hiểm. Nếu Patriots có sự tự tin của kinh nghiệm, Rams có sự tự tin của việc không còn gì để mất. Với một tập hợp mạnh, họ mạo hiểm và chơi chủ động. Kết quả là Rams kết thúc mùa giải với tỉ lệ thắng-thua là 13-3, trong đó có 8 trận thắng liên tiếp đầu mùa. Nhờ vào lối chơi chủ động, hàng công của Rams đứng thứ hai toàn giải. Tuy là một tổ chức trẻ, nhưng Rams vẫn không sợ sệt trước những đối thủ lớn hơn, họ chủ động, lao vào mỗi trận đấu như thể là một trận chiến một mất một còn. Nếu để ý kĩ, những thế lực lớn nhất của kinh doanh luôn là phần bị tấn công nhiều nhất. Đương nhiên, mọi người đều chỉa mũi giáo vào tổ chức lớn và thống trị không phải họ muốn đánh bại kẻ khổng lồ càng sớm càng tốt (theo thống kê kinh doanh, lượng thời gian đánh bại một tổ chức lớn càng giảm, thì hao tốn của chính mình sẽ càng tăng vì sự khác biệt về quy mô). Những tổ chức lớn và thống trị luôn bị tấn công vì một lí do khác. Tôi vẫn nhớ còn nhỏ khi chơi trò Cờ Tỷ Phú, sau vài vòng, sẽ có một người nắm thế thống trị. Người đó sẽ có lượng đất nhiều hơn, lượng nhà nhiều hơn, và thậm chí là thống trị cả một con đường. Và những người chơi kém may mắn hơn, chúng tôi không cố gắng giành lấy những miếng đất còn trống hiếm hoi còn lại. Chúng tôi cố gằng chờ cơ hội sử dụng những gì mình có để rút bớt đi tiền của người chơi lớn nhất. Sau đó khi đủ tiền, chúng tôi mua lại lượng đất và nhà của người chơi đó, bán lẻ ra, và đưa trận đấu về thế cân bằng. Đương nhiên, trong 10 ván đấu như vậy, chúng tôi thất bại khoảng 7 lần, nhưng những ai từng choi trò chơi này, bạn sẽ thấy được mọi chuyện thay đổi chóng mặt như thế nào. Điều tương tự cũng xảy ra trong kinh doanh, những tổ chức nhỏ không mạo hiểm tấn công tổ chức lớn để đánh bại họ càng sớm càng tốt. Sự mạo hiểm là để giành lấy một phần của thị trường mà tổ chức lớn hơn đang nắm giữ, kiếm lời từ thị trường đó, dần dần giành lấy thị phần, và khi đã đủ tiềm lực về vốn cơ bản và lãi suất, những tổ chức nhỏ có khả năng đưa cuộc chiến trở lại thế cân bằng.

1042111068.jpg.0

  • Tinh quái. Một bài học luôn được giảng dạy tại những trường quản lý và kinh doanh là câu chuyện David đã giết Goliah như thế nào. David dùng sự tinh quái khi đứng ngoài phạm vi tấn công của Goliah. Khi đã ở đủ xa Goliah, David dùng vũ khí từ xa để hạ gục Goliah. Chỉ bằng một vũ khí chính xác cộng thêm sự tinh quái, dù có khác biệt lớn về kích thước, tổ chức nhỏ vẫn có thể đánh bại tổ chức lớn nhờ vào sự tinh quái. Suốt mùa giải, hơn 1/3 những pha ghi bàn của Rams đến từ chiến thuật fake-play, đơn giản là đánh lừa đối thủ. Đó là về tấn công, còn về phòng thủ, Rams sử dụng mưu mẹo để vượt qua hàng rào của đối thủ và lao thẳng về phía Quarterback nhằm ngăn cản khả năng chuyền bóng, vị trí quan trọng nhất của đội bóng. Rams hiểu rõ không thể đối đầu trực tiếp với những kẻ lớn hơn mình bằng cách trực tiếp, và họ sử dụng sự tinh quái để gây bất ngờ. Quan niệm về sự tinh quái trong của những tổ chức hiện nay dần dần bị đánh giá sai. Một ví dụ điển hình về sự tinh quái của những tổ chức nhỏ hơn là việc sao chép lại những kiến thức và phát triển của những tổ chức khác. Họ không tập trung vào R&D, mà thay vào đó họ sẽ dành nhiều thời gian cho nghiên cứu thị trường, sản phẩm nào đang phổ biến, phương thức bán hàng nào đang hoạt động tốt là những gì họ quan tâm. Sự tinh quái của những tổ chức nhỏ còn sai lệch trong cách họ đối xử với khách hàng. Không ít những tổ chức nhỏ vì muốn tiết kiệm chi phí trong việc xây dựng hệ thống dữ liệu của mình, đã dùng những đường tắt nhằm khai thác thông tin khách hàng bằng cách này hay cách khác, hoặc thậm chí là giao dịch thông tin khách hàng với những công ty khác. Trong thời đại Internet of Things, một trong những cách tệ nhất để họ làm việc đó là thông qua quảng cáo.

Peters1060718

Khuyết điểm

  • Tổ chức lớn. Đương nhiên, một hệ thống vĩ đại nào cũng có khuyết điểm. Nhìn vào trường hợp của Patriots, khuyết điểm của họ là họ thường phạm phải những sai lầm sơ đẳng và dường như không thể hiểu được. Một tổ chức kinh nghiệm sẽ rất ít lần làm như vậy, nhưng mỗi khi họ mắc những sai lầm nhỏ, cái giá phải trả là rất lớn. Trận chung kết Super Bowl năm rồi, huấn luyện viên trưởng Bill Belichick quyết định xếp dự bị Malcolm Butler, một trong những cầu thủ phòng ngự xuất sắc nhất suốt cả mùa giải. Kết quả là Patriots bị đè bẹp hoàn toàn khi để đối phương ghi bàn quá nhiều. Để có thể đưa ra ví dụ tương tự, tôi xin được phép nhắc tới trường hợp của Apple và Scott Forstall. Scott, một trong những nhà phát triển phần mềm tài năng nhất của thế hệ hiện đại, bị Apple bỏ rơi một cách khó hiểu. Ông tạo ra giao diện người dùng Aqua đã trở thành thương hiệu của hệ điều hành MacOS, ông cũng góp công xây dựng trình duyệt Safari, và quan trọng nhất, ông xây dựng từ cốt lõi cũng như giao diện của iOS. Vào tháng 9 năm 2012, ứng dụng Maps do chính Apple thiết kế bị đánh giá không tốt do nhiều lỗi, giao diện chưa hoàn thiện, và Apple sa thải Scott. Với vị trí là người đảm nhận iOS, Scott có lỗi. Nhưng Apple cũng có lỗi. Họ vốn không cần mạo hiểm với Maps vì người dùng rất thích Google Maps trên iPhone. Chỉ vì một ứng dụng không đáng, họ sa thải người xây dựng nên những nền tảng quan trọng nhất và luôn nhắc người dùng nhớ đến cái tên Apple. Và giờ thì iOS thật sự đi vào ngõ cụt. Nghèo nàn về tính năng, giao diện không mang tính đặc trưng, font chữ xấu (điều mà không ai ngờ được ở Apple), và thiếu độ ổn định.

1_LEtrIijuC_Ruev8KJ4o6qg.0

  • Tổ chức nhỏ. Vấn đề tâm lý là sai lầm lớn nhất của những tổ chức nhỏ. Khi bạn đối đầu với một kẻ thù lớn hơn, mọi người sẽ nghĩ bạn không xứng đáng. Sự thật là Rams vào đến trận chung kết bằng một tình huống gây tranh cãi trong trận bán kết, và hiện nay mọi người vẫn nghĩ rằng Rams không phải là đội bóng mạnh nhất để vào được trận chung kết. Một yếu tố nữa là khi bước vào một sân đấu lớn, bạn sẽ rất dễ bị choáng ngợp. Những vấn đề xung quanh như gia đình, kỳ vọng của mọi người, và những con số thống kê, sẽ làm bạn xao nhãng và mất đi tâm lý tốt nhất. Trong mùa giải 2018, sau khi thắng 8 trận liên tiếp đầu mùa, Rams bắt đầu cảm thấy áp lực từ dư luận vì họ đột nhiên trở thành cái tên quá nổi trội, và kết quả là họ đánh mất chính mình và thua 2 trận liên tiếp, cuối cùng đánh mất vị trí đầu bảng, vị trí mà đáng lẽ họ có thể giành được. Dropbox luôn là một trong những ý tưởng mà tôi yêu thích nhất, và cũng cảm thấy đáng buồn nhất. Dropbox là ứng dụng internet cho phép người dùng đồng bộ hóa dữ liệu trên máy tính và hệ thống lưu trữ đám mây một cách liên tục và rất dễ dàng. Dropbox là một trong những startup thành công nhất tại Mỹ, và được nhiều người hi vọng rằng sẽ thay thế Google Drive do tính đơn giản và dễ dùng. Tuy nhiên, từ năm 2007 đến nay, Dropbox đã chậm lại và cho tới tháng 5 năm 2018, Dropbox vẫn hoàn toàn không có lãi cho các nhà đầu tư, dù số tiền thu về là nhiều. Tôi nghĩ không nhiều người biết đến Dropbox, trong khi họ xứng đáng thay thế Google Drive. Sự kỳ vọng dành cho những tổ chức nhỏ luôn rất nguy hiểm, nó dễ tác động tới tâm lý phát triển của những nhà lãnh đạo tiềm năng, khi họ không biết được đâu là đủ. Có những người dừng lại vì nghĩ rằng ý tưởng đã chạm mốc, trong khi tiềm năng vẫn còn, như trường hợp của Dropbox. Có người không nhìn thấy được những bước tiếp theo của ý tưởng mà họ đang nắm giữ, và luôn giậm chân tại chỗ.

0_QBLZzxB8tJiH5NJ5

Không quá bất ngờ khi cuộc đối đầu của những tổ chức khác biệt nhiều về tầm cỡ chính là một trận chiến cân sức thật sự. Nói như vậy không phải là phủ nhận giá trị của kinh nghiệm lâu năm và thành tích đáng nể của những tổ chức lớn. Nhưng có một điều thật sự đáng chú ý đối với mỗi lĩnh vực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại. Khi những chuyên gia thể thao, người hâm mộ đánh giá rằng Rams thật ra nằm ở cửa trên trong trận đấu này, điều đó thật ra không bất ngờ. Nếu là người trung lập, tất cả những con số trên giấy đều chỉ Rams sẽ là người chiến thắng. Tuy nhiên, một điều bất ngờ xảy ra chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ. Khi hệ thống đánh cược của Las Vegas bắt đầu đưa ra tỉ lệ thắng của Rams cao hơn, đột nhiên số lượng người cược lại đổ tiền vào đặt cho Patriots. Tại sao lại như vậy?

Điều thú vị ở mỗi lĩnh vực cạnh tranh hiện nay nằm ở định kiến và sai lệch về mặt dự đoán và đánh giá của những nhà lãnh đạo cũng như những nhà đầu tư. Dù tất cả những thống kê đều nói lên Rams hoàn toàn có cơ hội thắng cao hơn, mọi người lại dựa vào kinh nghiệm và thành tích đạt được của Patriots để đưa ra lựa chọn. Dù môi trường cạnh tranh hiện đại đã đến lúc công nhận rằng những tổ chức nhỏ có thể đối đầu với những tổ chức lớn, nhưng mọi người vẫn dựa trên đánh giá cảm tính khá nhiều, và dù con số thống kê có nói lên điều gì, những tổ chức lớn vẫn có một điều gì đó trong danh tiếng, trong số năm tồn tại, để nắm lấy niềm tin của mọi người.