Sắp Qua Năm 2019, Và Chúng Ta Vẫn Không Có Nhạc Hay Để Nghe

Tôi không hiểu lí do tại sao, nhưng đó là sự thật rất lạ lùng.

Chúng ta sắp bước qua năm 2019, và tôi đột nhiên phát hiện, không có một nơi để nghe nhạc hay.

Ý tôi là một nơi để tải nhạc hay và nghe nhạc hay.

Michael-Jackson-33-young-michael-jackson-15045591-1000-800

Những dịch vụ stream nhạc như Apple Music hay Spotify đang rất phổ biến, và mọi người thích stream nhạc nhiều hơn là mua nhạc như lúc trước. Nhưng thật ra vấn đề với nhạc số không bao giờ là về vấn đề tiền bạc. Lí do chúng ta vẫn không thể tiếp cận tới âm nhạc trung thực là vì chúng ta mắc kẹt ở những file nhạc rất tệ.

Nhiều năm trước có rất nhiều trang web cho phép chúng ta nghe nhạc trực tuyến miễn phí, tải về miễn phí, và tôi vẫn còn nhớ điều mà chắc hẳn mọi người đã quên, lúc đó những file nhạc chỉ có thể tải ở chất lượng 128 kbps. Hiện nay với Apple Music cũng như iTunes, chất lượng là AAC 256 kbps, một mức độ không hẳn là quá vượt trội với 10 năm về trước. Và tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên thấy anh ba tải nhạc từ một website Việt Nam với chất lượng 320 kbps, tôi thật sự bị choáng ngợp. Để đơn giản, nhiều kbps có nghĩa là file nhạc bạn đang nghe sẽ có nhiều chi tiết âm thanh hơn, nghe sống động hơn, âm thanh trải rộng hơn. Tôi không dám khẳng định nhưng tôi nghĩ nếu có bất cứ bạn nào giống như tôi 10 năm trước được nghe file nhạc 320 kpbs thì cực kỳ mê và muốn bỏ hẳn 128 kbps. Nhưng đó là lúc trước.

Daft-Punk-shine

Và bây giờ chúng ta ở đây, năm 2019, và âm nhạc vẫn vậy. Những file nhạc chỉ dừng lại ở chất lượng 256 kbps đối với Apple Music/iTunes, và 320 kbps đối với Spotify. Nếu muốn nghe những file nhạc chất lượng hơn, bạn vẫn phải sử dụng cách truyền thống như 20 năm trước: đút đĩa CD vào máy tính và chuyền file sang máy tính. Tôi định thử nhưng nhìn lại laptop của tôi, tiếc thật, không còn thứ gọi là đầu đĩa CD nữa.

Cyndi-Lauper

Nhưng liệu chúng ta có cần file nhạc chất lượng cao hơn? Đối với nhiều người, chúng ta không thể nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa 256 kbps với 320 kbps, tôi cũng vậy. Chúng ta cũng không thể nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa mp3 và AAC. Nhưng điều đó sẽ thay đổi 5-10 năm sau. Vì tôi thử vào website nhạc online, nghe thử một bài hát từ 10 năm trước (được upload 10 năm trước chứ không phải được remastered), và chất lượng cực kỳ tệ, dù đó có là file 320 kbps. Lí do là vì lúc trước chúng ta không có nhiều bộ nhớ như hiện nay, nên các nhà phát hành buộc phải nén file nhạc lại thấp nhất có thể để chúng ta dễ dàng tải về và nghe. Internet 10 năm trước cũng rất khác, chúng ta không thể load những file nhạc nặng với tốc độ như hiện nay, và file nhạc được nén lại rất nhiều nếu so với những file nhạc hiện nay hoặc trong tương lai.

9af6ce3725bb9cad94a417447798b54c641ae4c3_00

Nhưng những máy tính và điện thoại hiện tại được trang bị rất nhiều bộ nhớ. Lấy ví dụ như bạn có một máy tính với bộ nhớ là 500 GB và muốn tải file FLAC (file nhạc không bị nén về chất lượng), thì bạn có thể tải hơn 700 album nhạc với định dạng FLAC. Nhưng trong nhiều trường hợp, bạn không cần phải tải nhạc nữa, vì những dịch vụ stream nhạc hiện nay rất hữu ích, bạn chỉ cần mở mạng lên, và nghe nhạc với máy tính hoặc điện thoại.

Có rất nhiều lí do khiến chúng ta không thể tiếp cận được file nhạc chất lượng cao hiện nay. Các nhà phát hành lớn không muốn để những file nhạc chất lượng cao lên internet vì họ biết trước sau gì cũng có người mua về, và lại tải lên trang web khác cho nghe lậu. Các nhà phát hành luôn nghĩ vấn đề ở những web nhạc lậu chính là chúng ta không sẵn sàng bỏ tiền ra để mua file nhạc bản quyền. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng nếu những dịch vụ stream nhạc trong tương lai có thể cho phép người dùng nghe những file nhạc không bị nén, với chất lượng trung thực nhất, đầy đủ nhất như đĩa CD, chúng ta vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra dùng mỗi tháng, giống như rất nhiều người dùng hiện nay vẫn đang trả phí cho Apple Music hay Spotify.

img

Âm nhạc dần trở nên rất tiện lợi cho mọi người tiếp cận. Âm nhạc cũng mở rộng ra rất nhiều thị trường mới, với rất nhiều nghệ sĩ mới cho ra sản phẩm chất lượng tốt mỗi tháng, thậm chí là mỗi ngày chúng ta có thể khám phá ra rất nhiều bài hát mới rất hay. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đến giai đoạn âm nhạc không còn tập trung vào mainstream nữa, bạn có thể thích một nghệ sĩ nổi tiếng ở Mỹ hay Hàn Quốc, và vẫn tìm được những bài hát hay của những nghệ sĩ ở những thị trường nhỏ hơn. Và tôi thật sự mong rằng tất cả chúng ta sẽ được nghe âm nhạc với bản chất thật sự của nó, chứ không phải bị bóp méo bởi công nghệ và điện tử.

06-U2-timeline-billboard-1548

Sony WH-1000XM3 Review

“Lí do iPod thành công là vì một công ty điện tử tiêu dùng Nhật Bản phát minh và sở hữu thị trường nghe nhạc cầm tay nhưng lại không thể tạo ra phần cứng nghe nhạc tốt.”

Khi Steve Jobs nói về iPod, nhiều người nghĩ rằng ông ám chỉ Sony. Sony sở hữu thị trường âm nhạc Nhật Bản từ rất lâu đời, và cho tới thời điểm sau này Sony Music sở hữu hơn 1/3 thị phần âm nhạc trên toàn thế giới. Họ tạo ra những chiếc tai nghe nhạc đầu tiên với dòng DR, và sau đó những chiếc máy nghe nhạc Walkman xuất hiện đi kèm dòng MDR trở thành hiện tượng nghe nhạc cầm tay.

iPod thay đổi những chiếc máy nghe nhạc Walkman bằng thiết kế hấp dẫn hơn, khả năng lưu trữ nhiều bài hát hơn.

IMG_4096

Nhưng đó là rất nhiều năm về trước, hiện nay smartphone trong tay mọi người là những thế hệ mới của iPod.

Và vì vậy phần cứng trong lĩnh vực âm nhạc không còn là máy nghe nhạc, mà là những chiếc tai nghe.

Sony WH-1000X M3 được đánh giá là vượt trội hoàn toàn so với phần còn lại từ Bose hay Beats hay bất cứ thương hiệu nào khác.

Thiết kế:

Lấy cảm hứng từ dòng MDR cao cấp, thiết kế của M3 không bắt mắt, không khoa trương và không nặng nề. Với những ai thích mẫu tai nghe cá tính hơn, nhiều màu sắc hơn (M3 chỉ có hai màu đen và bạc), các bạn nên chọn dòng h.ear on. M3 không khác nhiều so với M2 và cả M1, nhưng được cải tiến nhiều ở sự thoải mái khi đeo, với phần headband rất mỏng, nhẹ và hai phần cúp tai được làm với chất liệu êm hơn, giúp bám tai và đầu tốt hơn, đồng thời rất thoải mái khi đeo trong thời gian dài. Không bắt mắt người dùng, nhưng diện mạo của M3 lại cao cấp hơn những dòng tai nghe khác khi rất thoải mái vì chất liệu êm tai, vẻ đẹp đơn giản và gọn gàng, cũng như phần đệm tai không làm đau mỗi khi nghe nhạc xong như nhiều dòng tai nghe khác. Nhưng phần cúp tai của M3 vẫn làm tai bị nóng và nếu bạn nào đổ mồ hôi nhiều thì sẽ cảm giác khó chịu nếu nghe nhạc lâu.

IMG_4108

Vậy nếu dùng M3 để tập thể dục? Về mặt này Sony vẫn khá bảo thủ, thiết kế của M3 vẫn ép buộc người nghe ngồi một chỗ, thậm chí trong trường hợp của cá nhân tôi khi đi bộ, sẽ có những lúc tai vô tình chạm vào phần bên trong cúp tai và âm thanh bị chói.

Ngoại trừ những nhược điểm trên, M3 làm tôi rất hài lòng về độ thoải mái và thiết kế nhẹ nhàng, tinh tế, và đơn giản. Độ tiện dụng của M3 còn được tăng lên cao khi Sony tạo điều kiện cho tai nghe phù hợp với mọi người bằng chức năng tinh chỉnh âm thanh phù hợp với thiết kế đầu, tóc, đeo kính,… trong phần app Sony Headphones Connect mà các bạn có thể tải về trên điện thoại.

Chống ồn:

Trước đây tai nghe chống ồn (noise-canceling) chỉ dành cho một bộ phận những người thường xuyên đi máy bay và làm việc trong môi trường ồn. Giờ đây càng có nhiều người nghe nhạc tại những địa điểm công cộng như nhà hàng, quán nước, công viên,… và loại tai nghe này ngày càng phổ biến.

  • M3 loại trừ tiếng ồn của môi trường rất tốt, những tiếng xe lớn chạy ngang, tiếng ồn của động cơ gần như bị loại bỏ hoàn toàn khi bạn bật tính năng chống ồn.
  • Đối với tiếng gió, M3 làm rất tốt vì thiết kế phần mic trên tai nghe được lõm vào trong, nên không có hiện tượng người nghe tiếng rít của gió lọt vào tai nghe.
  • Tiếng nói chuyện là loại âm thanh khó nhất, M3 không loại bỏ hoàn toàn tiếng nói chuyện xung quanh bạn mà chỉ giảm độ ồn xuống, nhưng khi bạn bật nhạc lên, tiếng nói chuyện cũng bị loại bỏ hoàn toàn.

IMG_4107

M3 có khả năng tự động chỉnh chống ồn dựa vào hoạt động của bạn. Ví dụ như khi bạn đang đi bộ, M3 sẽ chỉnh cho một phần âm thanh như tiếng xe đến gần, tiếng còi xe,…lọt vào tai nghe để bạn vẫn nghe được dù đang nghe nhạc. Tôi không thích phần này lắm vì đôi lúc Sony hiểu sai hoạt động của tôi và chỉnh không tốt. Nhưng bạn vẫn có thể chỉnh thủ công thông qua app, tùy vào bạn muốn nghe được bao nhiêu âm thanh bên ngoài. Một điều tôi chú ý là dù tôi chỉnh bằng cách nào, thì phần âm thanh tôi nghe được vẫn không có mức âm lượng như ngoài thực tế, mà vẫn rất nhỏ và không làm ồn tôi. Bên cạnh đó, nếu bạn đang nghe nhạc và nghe một ai đó hoặc một âm thanh nào đó như tiếng thông báo, bạn có thể áp bàn tay lên cúp tai bên phải và tai nghe sẽ tạm thời cho nhạc nhỏ lại và để âm thanh bên ngoài lọt vào. Cúp tai bên phải cũng khá tiện lợi khi tôi có thể chạm và vuốt bên ngoài cúp tai để tăng giảm âm lượng, play/pause nhạc hoặc chuyển bài, tuy nhiên tính năng này chỉ hoạt động ở chế độ không dây qua Bluetooth.

Âm Thanh:

M3 rơi vào phân khúc nghe nhạc ngay bên dưới phân khúc chuyên nghiệp.

Đối với người nghe thông thường chứ không phải audiophile, âm thanh M3 cũng xứng đáng được đánh giá là tuyệt vời tương đương với giá tiền của nó.

Nhưng việc xác định âm thanh của M3 có hay hay không tùy thuộc vào sở thích và mục đích của mỗi người. Nếu bạn là người thích cách âm thanh được tạo ra một cách hoàn mỹ, chiếc tai nghe cho bạn cảm giác rằng nghe bài nào cũng hay, bạn sẽ thấy M3 rất bình thường. Nếu bạn là người thích cách âm thanh được tái tạo trung thực nhất, nghệ sĩ làm thế nào bạn nghe được y chang vậy, bạn sẽ thấy M3 rất vượt trội.

IMG_4104

  • Bass:

Với mức tần suất âm thanh thấp nhất có thể tái tạo là 4Hz (20Hz nếu nghe qua Bluetooth), M3 có thể tái tạo lại tất cả những dải bass. Âm bass của M3 trầm, chắc, và rất rõ chứ không có hiện tượng ù. Để đánh giá âm bass, tôi nghe thử “Around The World” của Daft Punk và “I Know There’s Gonna Be” của Jamie XX, hai bài hát có rất nhiều âm bass với độ trầm khác nhau. M3 làm rất tốt trong việc thể hiện đúng đặc trưng về độ trầm, mạnh, và vang âm bass của trống và âm bass của keyboard. Bạn sẽ cảm nhận những đoạn bass được trải dài ra rất hiệu quả, chứ không chỉ là những cú đấm nhanh vào tai. Bass của M3 được đánh giá là vượt trội hơn cả Beats, dòng tai nghe được đánh giá rất tốt về phần bass.

Với những bài hát sử dụng tiếng bass bằng guitar chứ không phải âm điện tử, trong trường hợp của tôi thử là “Some Unholy War” của Amy Winehouse, M3 cũng tạo ra hiệu ứng rất phù hợp. Với cá nhân tôi, tôi nghĩ những bài hát thể loại Soul, Acoustic, sử dụng âm bass chậm và nhẹ nghe rất hay với M3 do cách thể hiện của M3 để lại độ trầm rất sâu trong tai người nghe, mà vô cùng dễ chịu chứ không có cảm giác nhức tai.

IMG_4105

  • Mid:

Phần âm thanh quan trọng nhất của âm nhạc cũng được M3 phục vụ chu đáo. Đối với phần nhạc cụ, tôi rất thích cách M3 thể hiện tiếng trống. Âm thanh mỗi loại trống và gõ được thể hiện cực kỳ trọn vẹn và rõ ràng. Với những đoạn tiếng trống và gõ dồn dập liên tục và nhanh, bạn vẫn cảm nhận rõ âm thanh nào là của nhạc cụ nào, và vì vậy bài hát trở nên sống động và đa dạng một cách rất trung thực. Những nhạc cụ khác như guitar, piano, kèn,…đều được thể hiện chính xác về tông và độ vang. Nhưng quả thực tôi vẫn rất bất ngờ với cách M3 thể hiện tiếng trống, nó hoàn hảo hơn bất cứ tai nghe nào tôi từng thử.

Tới thời điểm lựa chọn bài hát để kiểm tra chất lượng thanh nhạc, tôi quyết định sẽ rất phí nếu dùng M3 nghe những bài hát auto-tune. Và tôi bật ngay một trong những giọng hát tự nhiên và kỹ thuật nhất mà mọi người yêu thích-Adele. Bài hát tôi chọn là “When We Were Young” và thật sự rất hài lòng. M3 thể hiện chất giọng của ca sĩ tốt đến nỗi tôi có thể nhận ra cách Adele từ từ lên cao ở chữ “home” trong câu “ ‘Cause you feel like home”. Từng nhịp lấy hơi, từng điệu luyến, từng khoảng ngân đều rất rõ ràng trong phần trung âm của M3, phần chiếm hầu hết những gì hay nhất của một bài hát. Cũng cần lưu ý thêm là về độ rộng của âm mid, M3 không quá chú trọng về việc thể hiện cảm giác bạn đang nghe âm thanh theo kiểu sân khấu. Những bạn nào thích nhạc EDM, House, Electronic muốn có được cảm giác như đang nghe live sẽ không có cảm giác trung thực. Tuy nhiên với những bài hát nhạc Soul, Ballad, tôi cảm nhận được rất phù hợp với M3 và cảm giác cứ như đang ngồi cùng ca sĩ trong studio hoặc phòng trà. Bạn cũng có thể mở rộng độ rộng của âm thanh qua app Sony Headphones Connect cũng như chỉnh hướng mà âm thanh đang phát ra.

IMG_4103

  • Treble:

Đương nhiên M3 cũng có hạn chế về âm thanh và nó nằm ở âm treble. Với những chất giọng lên cao tuyệt vời như Adele, bạn sẽ không nhận ra hạn chế về âm treble của M3. Nhưng trong trường hợp “How Will I Know” của Whitney Houston, có thể thấy rõ M3 không thể tái hiện tốt những nốt cao nhất của chất giọng lên cao bằng nội lức chứ không phải bằng nốt. Nói một cách dễ hiểu, phần âm Treble của M3 không cho bạn cảm giác nổi da gà trong những nốt cao, nó không tới, và cũng không tách biệt so với trung âm. Nói một cách công bằng, âm treble của M3 vẫn trên mức trung bình, bạn vẫn nghe hay những bài Rock với tiếng guitar và tiếng hát chính cao, nhưng rất tiếc phần âm này không trung thực được như bass và mid. Tôi nghe thử “Too Good Too Bad” của Seatbelts, một bài nhạc không lời đơn giản chỉ có âm nhạc cụ để đánh giá chính xác âm Treble, M3 vẫn thể hiện âm thanh của kèn Trombone rất tốt, nhưng không đến mức sexy như âm thanh mà Trombone luôn đạt được ngoài thực tế.

IMG_4109

Không Dây Và Có Dây:

Chất lượng của tai nghe vẫn xoay quanh tranh cãi có dây hay không dây rất nhiều. Nhiều người nghĩ rằng có dây vẫn cho ra âm thanh tốt hơn, nhưng không dây rất tiện lời và chất lượng âm thanh cũng không còn kém xa so với có dây. M3 cho phép bạn thử cả hai cách khi đi kèm dây nghe, và tôi đã thử, và có dây vẫn thắng. Đầu tiên là với không dây, do Sony trang bị cho M3 đầy đủ công nghệ âm thanh tốt nhất hiện nay như AAC, aptX, aptX HD, LDAC (ngoại trừ AAC, những chuẩn còn lại chỉ sử dụng được trên điện thoại Android và Walkman) nên việc kết nối qua Bluetooth và có được chất lượng âm thanh cực tốt hoàn toàn là có thể. Bên cạnh đó, Sony còn sử dụng công nghệ DSEE HX để có thể khiến những file nhạc thông thường trở nên hay hơn.

IMG_4106

Nếu chỉ đơn giản nghe nhạc thông qua trình nghe nhạc có sẵn trên điện thoại, tôi không nhận thấy rõ sự khác biệt lớn giữa không dây và có dây, kết nối Bluetooth luôn ổn định khi nghe nhạc lâu, và âm thanh cũng chất lượng xuyên suốt. Nhưng khi tôi cắm tai nghe vào máy tính và tải file nhạc chất lượng lossless (trường hợp của tôi là file .flac), tôi có thể nhận thấy sự cải tiến rất nhiều về âm thanh nếu so với nghe nhạc không dây và file nhạc thường. Tôi nghe thử “California (There Is No End to Love)” của U2 và nhận thấy tuy phần nhạc cụ không quá khác biệt, nhưng giọng hát của Bono nghe bốc hơn rất nhiều. Và do là thể loại rock nên tôi cũng cảm nhận được nếu nghe qua dây nghe và file nhạc lossless thì khuyết điểm âm treble của M3 được khắc phục phần nào. Sony vốn có rất nhiều kinh nghiệm và hơn 5 dòng tai nghe khác nhau phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc hi-res với file lossless, nên điều này cũng rất dễ hiểu với chất lượng mà M3 có được.

IMG_4100

Cuối bài:

Những ai là fan cứng của tai nghe Sony nhận xét rằng họ rất bất ngờ khi chỉ trong một năm mà Sony có thể cải tiến một cách trọn vẹn M3 so với thế hệ M2.

Cá nhân tôi nghĩ rằng dù M3 có là phiên bản riêng biệt hay nâng cấp cũng rất đáng mua.

Dù mức giá khá cao so với trung bình, nhưng M3 có chất lượng rất đáng tiền. Thiết kế thoải mái, chắc chắn, tiện ích, đi kèm với app cho phép người dùng thoải mái tinh chỉnh theo sở thích, và quan trọng là khả năng chống ồn thuộc hàng tốt nhất. Phần âm thanh tôi không dám khẳng định là hay nhất với tất cả mọi người, nhưng âm thanh của M3 trung thực, trong, chắc chắn, và rõ ràng là điều không nhiều tai nghe làm được lúc này.

Người Nhật luôn trân trọng cách làm cũ và quen thuộc. Sony đã từng bị đánh bại trong thị trường nghe nhạc cầm tay, nhưng họ vẫn gắn bó với sản phẩm tai nghe lâu đời của hãng, với cách làm cũ, tiêu chí cũ, và đâu đó là cảm nhận cũ. Nếu mỗi năm Sony cứ tiếp tục cho ra đời một sản phẩm như thế này, tôi nghĩ người Nhật vẫn sẽ còn đi đầu trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng một thời gian rất lâu nữa.

NGƯỜI NHẬT TỪNG TẠO RA MỘT ĐẾ CHẾ ĐIỆN ẢNH. ĐÃ ĐẾN THỜI ĐIỂM CỦA ÂM NHẠC.

Thị trường âm nhạc toàn cầu bị chia phối bởi ba cái tên lớn nhất: Universal Music, Warner Music, và Sony Music. Hai cái tên đầu tiên lần lượt thuộc quyền sở hữu của những tập đoàn giải trí tại Mỹ, trong khi Sony Music thuộc Sony Entertainment, và nằm trong tập đoàn lớn Sony đến từ Nhật. Sony, cùng với hai cái tên còn lại, nằm giữ 80% hoặc nhiều hơn nữa, sản phẩm âm nhạc trên toàn thế giới. Nhưng tại sao Sony lại không thể mang nền âm nhạc Nhật Bản trở nên phổ biến và phát triển rộng rãi hơn đến thị trường Mỹ, nơi Sony Music vẫn đang phát triển cực kỳ mạnh, và lớn hơn nữa là đến toàn thế giới?

Câu trả lời rất đơn giản, Sony không cần làm vậy, và người Nhật không cần làm vậy.

Rất khó tin nếu mọi người biết đến một sự thật rất rõ ràng và đơn giản, hoá ra thị trường âm nhạc Nhật Bản là thị trường lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Phải, là Nhật Bản, không phải là Hàn Quốc, hay Anh, Đức và những nước khác. Và tương tự như thị trường điện ảnh từ trước đến nay, người Nhật không khát khao cao độ mang sản phẩm của họ đến thị trường nước ngoài. Hãy nhìn vào sự phát triển của điện ảnh Nhật Bản trong suốt chiều dài lịch sử, từ thế hệ dẫn đầu trong nghệ thuật quay phim, cho tới thời đại bùng nổ của phim hoạt hoạ, Nhật Bản luôn là một đế chế thật sự. Và âm nhạc cũng vậy.

img_0-2

Vậy tại sao khi châu Á dường như chỉ biết đến âm nhạc Hàn Quốc, còn Nhật Bản thì âm thầm nắm giữ ngôi vương? Lí do duy nhất có lẽ là người Nhật phát triển theo cách riêng của họ. Thế giới đã quá quen thuộc với triết lý của người Nhật trong việc tạo ra và sống cùng sản phẩm của mình. Giá trị của âm nhạc Nhật đầu tiên nằm ở chất lượng đĩa CD. Giá đĩa CD âm nhạc, bao gồm những đĩa đơn và album, luôn rất cao ở Nhật nếu so với những thị trường khác, với mức giá trung bình là 34$. Mức giá đó đã đẩy doanh thu từ âm nhạc tại Nhật Bản lên rất cao và hiện tại đã đứng thứ hai thế giới. Khi mô hình âm nhạc online như Spotify, Apple Music bắt đầu du nhập vào Nhật Bản, dường như sẽ còn rất lâu nữa người Nhật mới bắt đầu tỏ vẻ thích thú, vì họ không bao giờ thích việc trả một và nghe được nhiều bài hát. Người Nhật luôn tâm đắc với việc chỉ trả tiền cho những gì họ thật sự mong muốn. Nhưng liệu còn ai sẵn sàng trả tiền cho đĩa CD?

18094690_258559987886067_8285965265242423296_n

 

Một điều nữa mà thế giới đã quá quen ở người Nhật, là sự cổ điển của họ. CD vẫn là phương thức tiếp cận âm nhạc phổ biến nhất tại Nhật, và dù số lượng đĩa CD bán ra đã giảm đi trong những năm trở lại đây, con số mọi người đến những cửa hàng đĩa vẫn là nhiều nhất nếu so với phương thức nghe nhạc online. Lượng đĩa CD bán ra tại Nhật chiếm đến 75% tổng lượng đĩa CD toàn cầu, trong khi con số ở Mỹ chỉ đạt 25%. Số lượng cửa hàng đĩa cũng đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển này, khi hiện tại vẫn còn hơn 2000 cửa hàng đĩa nhạc khắp nước Nhật, một con số rất khó để bắt gặp ở những đất nước phát triển khác. Nhưng với mức giá 34$, tại sao người Nhật vẫn còn yêu thích CD nhiều đến vậy? Lí do là vì giá trị của một sản phẩm hoàn thiện, chỉnh chu và tỉ mỉ mới là điều quan trọng với ngừoi Nhật. Những hãng đĩa nội địa Nhật sau khi mua lại bản quyền của những bản đĩa nước ngoài, từ những thị trường âm nhạc khác, sẽ tự tạo ra một phiên bản dành riêng cho người Nhật, với chất lượng cao hơn, lời bài hát được dịch theo tiếng Nhật, và thậm chí là chi tiết về những bài hát trong album. Đó là lí do tại sao gần như tất cả những nghệ sĩ lớn trên toàn thế giới luôn phải có một phiên bản đặc biệt dành riêng cho thị trường Nhật Bản, với những bài hát mới được thêm vào, vì nếu không làm theo cách này, họ gần như không thể cạnh tranh với những đĩa nhạc nội địa.

20130707000108_0

Như đã nói, người Nhật luôn có cách phát triển của riêng họ. Nhiều năm trước, khi thế giới vẫn còn say mê với những chiếc máy điện thoại Nokia cổ điển, người Nhật đã có những chiếc điện thoại chụp hình tuyệt đẹp, nghe nhạc cực kỳ tốt, và thậm chí họ còn có điện thoại nắp gập trước bất cứ ai. Và khi giờ mọi người đã say mê với những thiết bị hiện đại hơn, Nhật Bản vẫn đắm chìm trong những thiết bị của thời đại trước, không khó để tìm ra một chiếc điện thoại nắp gập nếu ai đó muốn đi du lịch đến Nhật. Với điện ảnh cũng vậy, người Nhật là những người sớm nhất tìm ra phương thức kể chuyện xoay quanh vấn đề nhân văn, và khi thời kỳ hiện đại chứng kiến nhiều bộ phim giải trí nhiều hơn, người Nhật vẫn thích làm phim mang đậm ý nghĩa nhân văn hơn.

Âm nhạc cũng vậy. Sony, một tập đoàn lớn đến từ Nhật, thật ra không hề cố gắng trong việc mang nền âm nhạc quê hương ra thế giới, mà ngược lại. Sony đang cố gắng mang những nghệ sĩ của mình, những cái tên như Beyonce, Adele, Bruno Mars, Taylor Swift, và nhiều nữa, bằng cách nào đó, có thể có chỗ đứng tại Nhật Bản. Đây là một điều rất éo le và có phần đáng cười. Đương nhiên những cái tên này đều được biết đến tại Nhật, nhưng sự yêu thích cuồng nhiệt của người Nhật là một cái gì đó rất khác lạ, nếu ai đó đã từng chứng kiến một buổi nhạc live tại Nhật. Có sự khác nhau hoàn toàn giữa khái niệm “biết đến” và “thần tượng” trong mắt người hâm mộ Nhật Bản. Họ thật sự sống với những nghệ sĩ mà họ yêu thích, và dù thị trường CD luôn phát triển mạnh, phần lớn doanh thu của các ca sĩ, nhóm nhạc Nhật Bản đều đến từ những buổi nhạc live, dịp mà người Nhật chứng tỏ tình yêu âm nhạc của họ lớn đến như thế nào. Archie Meguro, người đã từng làm việc cho Sony Music trong quãng thời gian dài, đã chia sẻ: “Sẽ tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực để Adele có thể được yêu thích nhiều hơn tại Nhật. Không quan trọng dù cô ta có thể bán được tỷ tỷ bản đĩa album khắp thế giới, người Nhật không hề quan tâm tới những điều đó.”

maxresdefault-4

Hãy thử tưởng tượng Nhật Bản như một vương quốc đóng cửa. Và bên ngoài là rất nhiều đội quân muốn tiến vào và chiếm lấy mảnh đất màu mỡ này. Đó là internet. Đó là nghe nhạc trực tuyến. Đó là nghệ sĩ nước ngoài. Khi âm nhạc hiện đại chứng kiến sự bùng nổ của internet và những dịch vụ tiện lợi như Apple Music, Spotify, người Nhật liệu có còn muốn giữ vững đĩa CD? Khi những nghệ sĩ lớn đang theo xu hướng phát triển ở khắp mọi nơi trên thế giới, và dần phá vỡ rào cản về địa lý và ngôn ngữ trong âm nhạc, người Nhật liệu có còn muốn tin và giữ nguyên cảm nhận âm nhạc cổ điển của họ? Vẫn còn rất sớm để nói về những câu trả lời, vì người Nhật dường như vẫn trung thành với những điều họ đã yêu quý, và thị trường âm nhạc lớn thứ hai thế giới vẫn từ chối những thay đổi mà phần còn lại đang hướng tới. Một điều chắc chắn rằng, dù theo hướng đi nào, người Nhật luôn chọn cách riêng của họ.

Nhưng lần trước khi chúng ta biết đến về tính cổ điển và kiên trì với giá trị riêng của mình, hai thành phố Nhật Bản đã bị huỷ hoại.

Nguồn:

thebalance.com

japantimes.co.jp

qz.com

12.12.2016 MUSIC BLOG

Album mới của Big Bang, bài hát nhạc phim “Fifty Shades of Darker” từ Zayn Malik ft. Taylor Swift, single mới từ Steve Aoki, góp giọng bởi Louis Tomlinson.

“MADE” Big Bang

Được xây dựng trong khoảng thời gian năm thành viên tìm cách sắp xếp để tương lai thiếu vắng một. Sau khi cho ra mắt hầu hết những bài hát qua những single, Big Bang cần tới một năm để hoàn thiện album và cũng như bổ sung ba bài hát mới, ba bài hát đầu tiên là những bài hát bạn nên thử. Mở đầu cho album, “Fxxk It”, “Last Dance”, và “Girlfriend” cũng là âm hưởng chung của cả tác phẩm, nhẹ nhàng hơn, ít chất dance hơn và cũng quyến rũ hơn. Giữ mọi thứ đơn giản lại sau một Alive khá sôi động là một bước đi thành công của Big Bang trong album này, khi muốn gửi gắm một lời tạm biệt tạm thời và cũng như để cho người nghe nhớ nhung trông đợi suốt thời gian sắp tới. Phần âm thanh thật sự rất hay, đặc biệt với những bài hát Big Bang chọn quay lại với nhạc cụ đơn giản như “If You” hay giai điệu guitar trong “We Like 2 Party”. Chất liệu chân thật của âm thanh để những bài hát trầm lại nhưng với phong cách biến hoá thường thấy của Big Bang, với những đoạn hip hop dài và đậm sắc của T.O.P, “Bae Bae” hay “Sober” vẫn rất thú vị và đầy sắc màu tương tự như những gì chúng ta được nghe ở phong cách của những bài hát cổ điển ờ Big Bang. Nhưng đó liệu có đủ hài lòng hay không. Với những người thích Big Bang ở chất điên và nổi loạn của họ, album này có vẻ “chậm” đi một chút, nhưng với những ai yêu thích Big Bang ở sự kết hợp thông minh giữa giọng hát và âm nhạc, như tôi, với album Big Bang yêu thích nhất là Mini Album “Big Bang 2”, đây là một album mới nhưng cũ và hoài niệm.

“I Don’t Wanna Live Forever” ZAYN & Taylor Swift

Tôi ghét cái phim này, nhưng phải thú nhận là phần trước có một album nhạc rất ấn tượng. “Fifty Shades of Darker” hi vọng tiếp tục dùng âm nhạc để tạo cảm HỨNG bằng việc mở đầu với một bản Pop pha R&B từ hai ngôi sao sáng của dòng nhạc này, ZAYN và Taylor Swift. Không hẳn vậy. Bắt đầu làm quen với Pop không có nghĩa là Taylor có thể hát sexy theo kiểu của dòng nhạc này được. Tất cả những gì tôi ước, và chắc sẽ làm bài hát hay hơn, là đừng để Taylor vào đây, vì kiểu quyến rũ (giả bộ) ngây thơ trong sáng của cô không hợp với giọng hát của ZAYN. Giọng của anh chàng này tương tự như trong album mới đây của anh, giảm đi chất mạnh mẽ mà trau chuốt về sự êm nhẹ và xoa dịu hơn. Và nó đặc biệt hiệu quả cho bài hát tô đậm thêm chất cho một bộ phim tình yêu kiểu này.

“Just Hold On” Steve Aoki ft Louis Tomlinson

Khỏi nghe. Và giọng của Louis bị huỷ hoại hoàn toàn.

RIHANNA “ANTI” REVIEW

Nhạc Pop đang thay đổi. Đã đến lúc.

Sẽ không có “FourFiveSeconds”. Sẽ không có “Bitch Better Have My Money”. Sẽ không có “American Oxygen”. Sự thật thì, nếu bạn hỏi tôi về một Single Hit trong “Anti”, sẽ rất khó trả lời. Dù cả album thật sự không thiếu những bài hát rất xứng đáng được tôn vinh, được nghe đi nghe lại nhiều lần. Nhưng vấn đề là, những bài hát đó, thật sự không phải là những gì nhạc Pop đang hướng tới. Rihanna, đang thay đổi, cả sự nghiệp cô, lẫn thị hiếu âm nhạc, và đương nhiên là toàn bộ nhạc Pop.

Phát chán với việc phải ra nhiều album liên tục mỗi năm, đây là lúc cô nàng lấy một chút hơi, một chút suy nghĩ, và quyết định chậm lại. Sẽ không có tính thị trường mà chúng ta thường thấy ở nhạc Pop, trong “FourFiveSeconds”, “Bitch Better Have My Money”, sẽ sâu sắc hơn rất nhiều trong “Higher”. Không thể phủ nhận rằng giọng cô ấy vẫn rất High trong “Higher”. Cách hát vẫn độc đáo như trong “Pose”. Nhưng nếu bạn đang tìm kiếm một album đầy những bản hit, để bạn có thể ngân nga cho những bạn với nhau nghe, thật sự sẽ rất khó.

Nhạc Pop đang thay đổi. Justin Bieber đã chính thức bảo vệ ngôi vương nhạc Pop với hướng đi nội tâm thay vì thị trường với “Purpose”. Và đến Rihanna cũng vậy. Hãy nhìn cô ấy. Xuất phát từ Def Jam, và giờ chuyển sang Roc Nation. Chỉ một từ khoá duy nhất: Urban. Sẽ không còn là nhạc Pop truyền thống. Sẽ không có “Popular” nữa. Mọi thứ, âm nhạc, lời bài hát, Rihanna mang đến những gì đáng lẽ cô nên làm từ trước: tính nghệ sĩ. Không chỉ đơn giản là một giọng hát, với tất cả những gì cần làm là cất tiếng hát những bài hát đã được viết sẵn để trở thành hit. “Anti” chứng kiến cô gái đội vương miện vàng này tự viết nhạc, tự sản xuất chính, và đương nhiên là tự góp giọng trong tất cả những bài hát. Điều này là chưa đủ với nhạc Pop. Nhưng nó quá đủ để mọi người nghĩ khác về nhạc Pop. Đã đến lúc nó nên là một thứ gì đó mọi người không bao giờ quên. Đã đến lúc nó nên là những trải nghiệm riêng của bản thân, như “1989” của Taylor Swift hay “25” của Adele.

Tất cả đều biết rằng những cú twerk của Miley Cyrus không thể được ghi nhớ lâu. Đến cuối ngày, người ta vẫn muốn nghe những giai điệu thật sự. “Anti” là một “sự chống đối” lại chính bản thân Rihanna, lại sự nghiệp của cô, và đương nhiên là nhạc Pop hiện đại.

Giờ thì bạn có thể quay lại với những Sia hay 1D của bạn được rồi đấy.

COLDPLAY “A HEAD FULL OF DREAMS” REVIEW

Họ nên kết thúc tại đây. Đủ rồi.

Ngày 4 tháng 12 tình cờ là một ngày rất vui cho Coldplay, họ vừa ra mắt album mới vừa công bố sẽ diễn tại Super Bowl 50. Đó có thể là một lời tạm biệt cho một trong những ban nhạc sôi động và nổi tiếng nhất suốt 10 năm qua. Chris Martin và những người bạn của mình đã mang đến âm nhạc những biến động liên tục, từ lãng mạn, sâu lắng, đến sôi động và vui vẻ. Đó là một hành trình thật sự đáng nể, cả về mặt sáng tạo cũng như tập trung.

Ngay cả Obama còn có mặt nữa cơ mà.

AHFOD là một lời tạm biệt rất “Up&Up” so với những gì chúng ta đã nghe ở “Ghost Stories”. Ở album trước, chúng ta mong chờ Chris sẽ hát gì khi bên anh không còn ai để anh viết những bài hát dành tặng, thì ở album mới nhất, với sự góp mặt của Beyonce và điệu Disco, mọi thứ trở nên mới mẻ hơn. Ngay cả Obama còn có mặt nữa cơ mà.

Họ đã lãng phí giọng hát của Chris

Coldplay vẫn rất sáng tạo, họ mang đến nhiều hình ảnh tượng trưng và biểu tượng thật sự rất hay, như trong “Army of One” hay “Hymn for The Weekend”, nhưng khi trước đây, mọi thứ như là một hình ảnh 3D lồ lộ trước mặt bạn, thì với album này, họ đã lãng phí giọng hát của Chris, và mọi hình ảnh, mọi vật thể chỉ đơn giản là nằm trên mặt giấy. Âm nhạc trở thành một phần chính, và tôi ước rằng nó có thể bớt nổi trội đi khi Chris hát câu “With a head full, a head full of dreams” trong bài hát title.

Sắp tới là kì nghỉ Holiday cuối năm, và mọi người đơn giản chỉ muốn giải trí. 

Sẽ còn rất nhiều điều phải nói về album này khi chúng ta muốn quyết định rằng đây có phải là Coldplay mà chúng ta yêu thích hay không. Nhưng để đánh giá đơn giản rằng album này có tuyệt vời hay không, thì mọi chuyện đơn giản hơn nhiều. Nó có phần âm thanh sáng tạo nhất mà tôi từng nghe trong năm nay, nó có nhiều lời bài hát gây khó hiểu bậc nhất, nhưng chẳng phải đó là thứ khiến chúng ta muốn quay lại với album này hay sao. “Everglow” là một ví dụ cho điều này, còn “Birds” có một giai điệu khó cưỡng cực kỳ. Album này hay, đơn giản vì sắp tới là kì nghỉ Holiday cuối năm, và mọi người đơn giản chỉ muốn giải trí.

Nhưng với những ai đã từng yêu thích Coldplay, ban nhạc vốn dành phần nhiều sự nghiệp để làm mọi chuyện khác đi, cụ thể là nhạc Rock, bạn sẽ thất vọng. Rất khó để bạn tìm được sự đồng cảm, hay sâu sắc, hay bất cứ thứ gì tương tự ở đây. Không có gì cả. Họ thay đổi để sáng tạo. Một cách may mắn và cũng là kém may mắn, đó chính xác là âm nhạc. Đương nhiên tôi không thể nói rằng album này dở tệ, đặc biệt khi nó đến từ một ban nhạc đã rất nổi trội và độc nhất vô nhị. Và họ còn sắp biểu diễn ở Super Bowl.

MY BEAUTIFUL DARK TWISTED FANTASY REIVEW

WHATEVER I WANT TO DO. GOSH! IT’S COOL NOW

MBDTF luôn là album yêu thích nhất của tôi, không chỉ ở trong giới hạn nhạc hip hop mà thật sự nó là một phần lớn trong âm nhạc mà tôi nghe và yêu thích. Nhưng đến giờ, nhân ngày sinh nhật 5 năm của nó tôi mới có cơ hội viết review. Một phần vì trước đây không có thời gian, một phần vì album này thật sự có rất nhiều thứ để nói đến, nên viết theo kiểu ngắn gọn là rất khó. Nhưng tôi sẽ cố ((((:

Rick Ross, Jay-Z, Mike Dean, No I.D, RZA, Nicki Minaj, Rihanna, Elton John, Mos Def,…

5 năm trước chuyện gì xảy ra thì ai cũng biết rõ hết rồi. Kanye giật mic của Taylor, sau đó do chịu nhiều áp lực, anh bắt đầu đến Hawaii nghỉ ngơi, và như một người nghệ sĩ, anh chọn cách làm nhạc để nghỉ ngơi. Ban đầu chỉ là mời một vài người bạn thân đến để cùng anh làm nhạc và giải trí. Không có gì to tát. Ngoài trừ đó là một danh sách dài những cái tên như: Rick Ross, Jay-Z, Mike Dean, No I.D, RZA, Nicki Minaj, Rihanna, Elton John, Mos Def,….. Đương nhiên khi bạn có một Rap Camp với những cái tên như vậy, thì việc mở ra một cơ hội của một thứ tiềm năng là album-hay-nhất-của-thập-kỉ là một điều dễ hiểu.

Và như thế, sau mỗi ngày làm việc suốt 24 giờ, chỉ ngủ trên ghế dài trong studio, chơi bóng chày, ăn sáng cùng nhau, Rap Camp của chúng ta quay trở lại New York để hoàn thành album.

Album nhạc Hip Hop được xem như là hay nhất.

Thứ tuyệt vời nhất từng xảy ra với âm nhạc.

Đỉnh Olympus của Soul, của Rock, của Pop, của R&B.

Bạn có thể nghe album này mọi lúc bạn cần. Nó không hề giống những gì bạn đã và đang nghĩ về hip hop. Nó đầy tính nghệ thuật, sáng tạo, và như một bức tranh vô giá, đôi khi bạn cảm thấy nó rất khó hiểu. MBDTF là một sự kết hợp giữa những phần tốt nhất của Kanye West, những âm thanh đã tạo cho anh thành công trong quá khứ, những sáng tạo toả sáng nhất mà Kanye đã mang đến cho thế giới âm nhạc. Rất khó để đưa ra một kiểu dáng âm nhạc điển hình cho album này. Nó có mọi thứ. Nó có mọi thứ âm nhạc khát khao có được. Hãy tưởng tượng âm nhạc mà chúng ta dùng tai để nghe, dùng trí óc để suy nghĩ, dùng trái tim để ghi nhớ, là một vị Chúa, thì album này chính là đỉnh Olympus. Đỉnh Olympus của Soul, của Rock, của Pop, của R&B.

“But this pimp is, at the top of Mount Olympus”

 Về Kanye. Về cuộc sống. Về tình yêu. Về đủ thứ chuyện trên đời này.

Bạn không thể chọn ra một bài hát hay nhất hay yêu thích nhất ra khỏi album này. Bạn cũng không thể cứ tự nhiên mà nắm lấy một bài hát và bỏ ra khỏi cái vỏ bìa màu đỏ chói mắt này. Mỗi bài hát đều là một phong cách riêng, đều có một suy nghĩ riêng, nhưng nếu bỏ nó ra, album này đơn giản sẽ thất bại. Vì nó không nói lên cái Kanye West trong album. Mỗi bài hát đều cho chúng ta một phần nhỏ của Kanye. Nhưng nó không giúp chúng ta hiểu thêm về con người vốn bí ẩn này, mà nó còn làm chúng ta cảm thấy khó hiểu hơn rất nhiều. Về Kanye. Về cuộc sống. Về tình yêu. Về đủ thứ chuyện trên đời này. Và album này chỉ có vỏn vẹn 13 bài thôi. “Dark Fantasy” là một mở đầu gây nghiện, nó nói về ý thức của Kanye về cuộc sống này. “Power” là một màn tự sướng đúng kiểu của Kanye, đầy sức mạnh, tự cao tự đại, thách thức và nhục nhã. “All of The Lights” lại là một sự ngọt ngào đến cay đắng và đau khổ. Và đương nhiên, “Runaway” là bài hát cho bất cứ ai muốn chạm tới chữ “yêu” mà cũng muốn chạm tới nhiều chữ khác: “đau”, “nhớ”, “khốn nạn”, “lợi dụng” chẳng hạn.

“Every Bag, Every Blouse, Every Bracelet. Comes with a price tag, baby, face it”

Chắc có lẽ anh là một vị Chúa thật sự.

Tôi luôn chọn “Monster” là bài hát buổi sáng của tôi. Vì khi nghe nó thì tôi chỉ muốn đứng dậy ngay, không đánh răng, tắm hay thay đồ gì cả. Tôi chỉ muốn đứng dậy và đấm thằng nào đó một đấm. Không chỉ là âm nhạc, Kanye còn thuyết phục ở giọng hát. Ở “Monster”, đó là sự mạnh mẽ và kích thích như tôi nói ở trên. Ở “Blame Game”, đó như là một lời cầu xin, một lời trách móc. Đừng lo lắng khi bạn phải nghe một album Hip Hop mà ở đó giọng hát chỉ là những pha bắn từ vô vị. Điểm mạnh của Kanye so với những nghệ sĩ Rap khác là anh xuất phát từ một Producer. Anh luôn coi trọng giai điệu. Kể cả bài hát, kể cả giọng hát, đều là giai điệu. Tất cả đều là giai điệu. Và dù bạn hỏi ai đó thì phần nhiều đều sẽ đồng ý rằng giọng của Kanye thuộc về loại tệ nhất của âm nhạc. Đôi lúc anh không thể hát. Nhưng anh luôn biết cách hát hoà cùng giai điệu của bài hát và biến nó thành một thứ gì đó thật sự tuyệt vời. Chắc có lẽ anh là một vị Chúa thật sự.

Tôi thật sự khuyến khích bạn tra lyrics cho album này. Nó rất thú vị. Và dù tôi không khuyến khích thì tôi nghĩ đôi lúc bạn cũng sẽ tạm dừng bài hát lại, mở google lên và tra ngay lyrics sau khi bạn nghe thoang thoáng rằng hình như thằng khốn nạn này vừa hát: “Have you ever had sex with a pharaoh?” Nhưng thật sự thì album này nói nhiều đến nỗi rất khó để kể hết. Nó nói về mọi thứ. Nó nói về sự nổi tiếng, về con gái, về tình yêu, về nước Mỹ, về những gì mà con người xem là đẹp,…Điều đó thật sự không quan trọng, điều quan trọng, và là yếu tố quyết định cho thành công của album này thật sự nằm ở chỗ khác.

Nó nói về mọi thứ với một phong cách khốn nạn.

Nếu bạn nghe một album của Taylor, bạn cũng biết rằng, dù cô ấy có tức giận, trách móc người cũ đến đâu thì cuối cùng cô ấy vẫn luôn khuyên bạn tin vào tương lai, tin vào một tình yêu mới. Nếu bạn nghe một album của Justin Bieber, chắc chắn bạn sẽ được khuyên rằng hãy quẩy lên khi bạn còn trẻ. Nếu bạn nghe một album của Eminem, không tránh khỏi là hắn sẽ khuyên bạn tự tin vào bản thân và cuộc sống này. Kanye West, chỉ đơn giản nói rằng những gì bạn từng yêu trong cuộc sống này, đều là những thứ bỏ đi, và hãy thôi cái suy nghĩ yêu thích bất cứ thứ gì đó đi. Hắn không khuyên bạn hãy làm việc tích cực hay có một trái tim vị tha hay tin vào tương lai và những chuyện tương tự như thế. Hắn chỉ đơn giản nói rằng bạn thật ngu ngốc khi cố gắng tìm một thứ Fantasy hiếm hoi trong cuộc sống này.

Và giờ, mời bạn nhìn lại tên của album và chắc bạn cũng đã hiểu.

Việc suy nghĩ về một album thật sự đơn giản sau khi bạn đã nghe xong từng ngóc ngách nhỏ của nó. Bạn dễ dàng nghĩ về giai điệu. Nó có thể catchy, nó có thể êm tai, đầy tính thư giãn hoặc giải trí. Bạn dễ dàng nghĩ về lời bài hát. Nó có thể ngọt ngào, xúc phạm một chút hoặc đau khổ. Với My Beautiful Dark Twisted Fantasy, thật sự rất khó để phân loại những yếu tố đó ra. Bạn chỉ đơn giản tự hỏi rằng mình vừa nghe cái thứ quái dị gì. Và cảm thấy một chút hối hận sau khi nghe một album mà ngay cả cover của nó cũng đủ làm bạn đỏ mặt. Nhưng sau đó, bạn cứ tiếp tục mở nó lại. Lại, lại và lại rất nhiều lần.

ADELE “25” REVIEW

It’s not like anything we imagined. At all.

Making an Adele song is pretty simple. Just take a piano, a guitar and let her do the magic with her voice. This album is pretty simple as well. Just give her time. And she can create new success. She can let we down. She can make we hate her.

Here is how it comes. You hear “Hello” and love it so much, and you hope this will be exactly what you love about “21”. That’s when you’re wrong.

No more goodbye or regret

For sure, “Hello” is a very sad, hurting opening, something like “Someone Like You”, but “25” is more than that. 11 songs. You can find slow and sad songs, but now, the rhythms are very strange. It’s all very hopeful and promising. It’s all about commitments and sweet proposals. No more goodbye or regret.

Every now and then, when I hear a female voice sings a sweet love song, I often scream “Oh My God” and my heart runs fast. With three songs “I Miss You”, “When We Were Young”, “Water Under The Bridge”, I scream, three times actually, “Oh My God”, “Oh My God”, “Oh My God”. “Hello” is about “Recently uncovered Adele” like she says. “I Miss You” is a exceptional piece of work, I must say. And of course, you can sing “When We Were Young” for every guy that you like, if you’re a sweet girl, if you’re a girl with limitless power of sweetness. In fact, that’s is Adele in this album. She knows it’s a good song when she cries while writing it. I’m sure with you that with “25”, you will have many moments of emotions. And they’re not just crying. I love it when the songs talk about the future, not the past.

But it’s undoubtedly a sweet requirement.

I can promise with you that this is a grown up, exetremely adorable Adele. So, if you’re expecting an angry, sad or not-giving-a-fuck Adele, you shouldn’t try “25”. She’s still angry, but she’s angry about what’ll happen in the future. She wants to move on so hard in “River Lea”. She wants to get it all so hard in “All I Ask”. And she’s not that not-giving-a-fuck when she’s break up anymore, instead, she feels happy when she’s free in “Send My Love”. She’s not that “Rolling in The Deep”. Now, she’s “Sweet Devotion”. Much more faith. Much more requirement. But it’s undoubtedly a sweet requirement. “If this is my last night with you. Hold me like I’m more than just a friend”

There will be hopes after broken loves. Always

“25” is a fresh. It has smart lyrics. Creative rhythms. And it’s full of surprises. Just try to find a song with two new high notes. Just try to find a song about sex. That will make you love to enjoy this album over and over again. With “21”, she told us that girl’s always hurted. But this time, not like anything we imagined about this album, Adele makes sure that no matter you are 21, 25 or even 50, when you’re in love, girl’s always sweet and adorable. And there will be hopes after broken loves. Always

ADELE “25” REVIEW

NÓ KHÔNG PHẢI LÀ BẤT CỨ THỨ GÌ CHÚNG TA ĐÃ TƯỞNG TƯỢNG

Làm một bài hát kiểu Adele rất đơn giản. Bạn chỉ việc lấy một cây piano, một cây guitar và để cô ấy làm trò ảo thuật với giọng hát. Album này cũng đơn giản như vậy. Chỉ cần cho cô ấy thời gian, cô ấy có thể tạo ra một thành công mới. Cô ấy có thể khiến chúng ta thất vọng. Cô ấy có thể khiến chúng ta ghét cô ấy.

Nếu sau khi nghe “Hello” và bạn mong rằng đây sẽ là những gì bạn đã thích ở “21” thì bạn sẽ cảm thấy như những gì tôi vừa nói.

Không là những lời tạm biệt và trách móc nữa

Chắc chắn, “Hello” là bài hát mở đầu rất buồn và đau, tương tự như “Someone Like You”, nhưng “25” không hề như vậy. 11 bài hát, bạn vẫn sẽ tìm được nhiều bài chậm và buồn, nhưng những giai điệu đã khác. Nó đầy niềm hi vọng và sự mong chờ. Những lời hứa hẹn. Những lời yêu và tỏ tình. Không là những lời tạm biệt và trách móc nữa.

Mỗi khi nghe một giọng hát nữ trình diễn một bài hát tình yêu ngọt ngào, tôi thường thốt lên “Oh My God” và cảm giác tim đập rất nhanh. Với ba bài hát liên tiếp “I Miss You”, “When We Were Young”, “Water Under The Bridge”, tôi liên tục thốt lên “Oh My God”, “Oh My God”, “Oh My God”. “Hello” là một “Adele đến bây giờ mới được phát hiện” như cô chia sẻ. “I Miss You” là một tuyệt phẩm, tôi phải nói như vậy. Và đương nhiên, bạn có thể hát “When We Were Young” cho bất cứ chàng trai nào mà bạn thích, nếu bạn là một cô gái ngọt ngào, và là một cô gái có sức mạnh vô biên khi làm nũng. Đó là Adele trong album này. Cô ấy biết khi nào một bài hát thật sự hay là khi cô ấy khóc khi viết nhạc. Tôi chắc rằng, với “25”, bạn cũng sẽ có nhiều giây phút rất cảm xúc. Khóc thôi là chưa đủ. Và tôi thích những lời bài hát khiến chúng ta nghĩ về tương lai, không phải quá khứ.

Nhưng đó là một sự đòi hỏi ngọt ngào không bàn cãi

Và tôi hứa vợi mọi người, đây là một Adele cực kỳ trưởng thành, cực kỳ dễ thương. Nên nếu bạn đang trông chờ vào một Adele nóng tính, sầu tình và bất cần đời, bạn đừng nên nghe “25”. Cô ấy vẫn rất nóng, nhưng là sự nôn nóng với những gì trong tương lai. Nôn nóng vượt qua mọi chuyện với “River Lea”. Nôn nóng đòi hỏi mọi thứ với “All I Ask”. Cô ấy không fuck you khi chia tay nữa, mà là sự sung sướng khi được tự do với “Send Me Love”. Cô ấy không “Rolling in The Deep” nữa. Bây giờ cô ấy “Sweet Devotion”. Đầy niềm tin hơn. Đòi hỏi nhiều hơn. Nhưng đó là một sự đòi hỏi ngọt ngào không bàn cãi. “If this is my last night with you. Hold me like I’m more than just a friend”

Luôn có rất nhiều hi vọng sau những chuyện tình đổ vỡ

“25” là một album rất mới. Lời bài hát thông minh. Giai điệu sáng tạo. Và nó đầy bất ngờ. Hãy thử tìm bài hát với hai nốt cao mới của Adele. Hãy thử tìm bài hát nói về sẽ. Bạn sẽ thích nghe đi nghe lại album này rất nhiều lần. Với “21”, cô ấy dạy chúng ta rằng phái nữ luôn chịu thiệt thòi. Nhưng lần này, không như những gì chúng ta đã tưởng tượng về album này, Adele khẳng định rằng dù bạn 21 tuổi, 25 tuổi hay 50 tuổi, người con gái luôn yêu rất ngọt ngào, rất lãng mạn. Và rằng luôn có rất nhiều hi vọng sau những chuyện tình đổ vỡ.

JUSTIN BIEBER “PURPOSE” REVIEW

This’s not about JB that we used to love. It’s about JB that we need.

Let’s imagine. What if this album’s really suck? Just imagine you’ve done listen to the whole album, and then you realize this’s just another sh*t from that douche. Honestly, Justin tried all that he can do for this album. Like “Sorry” for all he’s done, or take Selena Gomez for inspiration. And yeah, you can cout the biggest names on this album, like Rick Rubin, or Kanye West, or Ed Sheeran on writing, of Diplo and Skrillex for supporting.

If this album’s really suck. It’s just simply suck.

Purpose is last chance for JB to save Pop. And his carreer

It’s not a brand new thing with he’s done before. Catchy rhythms, sweet lyrics for weak hearts. But everything’s on another level. This album’s everything that Justin-Bieber really wants to write. And trust me, Selena Gomez’s not the main idea about this album as we thought she is. This’s not suprise. Because in the end of the day, Purpose is last chance for JB to save Pop and his carreer. Not saving a broken relationship.

“Mark My Words” is a smart song, it cleverly shows JB’s golden voice. “I’ll Show You” or “What Do You Mean” or “Sorry” are all great songs when we heard them as singles. But the rest of this album are the best part. Most interesting. It’s the best Justin Bieber.

You won’t see a dancing-along-singing Justin Bieber like the old days. You will see deeper and slower songs, like “Life Is Worth Living” or that title song “Purpose”. These songs, trust me, are really great, really touching, and they show his writing talent. And yeah, we should thank him for so much things he gives us.

He brings the whole new style with “No Sense”, a rich voice with “Company”, a 100%-second-Baby “Been You”, and with the chance to bring a great song with Ed Sheeran, JB should “Love Yourself”.

Next time, JB should choose the different studio

The only problem about this album is Def Jam. We know that Def Jam is not for Pop, it’s all about Hip Hop. And when Rick Rubin and Kanye West-two biggest names of Def Jam are behind the desk, “Purpose” has to have rappers on it. Big Sean and Travis Scott are great, but they’re in just for money. I can’t hate or even bad about anything on this album, and actually, this is exaclly what Kanye told JB to do during this album. “Making great songs that people can’t hate them”. And when you pick two biggest egos on the planet into a place, everything is fine. Luckily.  Because they’re also the biggest mans of modern musics. But, next time, JB should choose the different studio

Let’s wait for Adele

This is the best Pop album so far. I love the new depth. I love the badass of a true playboy as JB in “Company” or “No Sense”, and I love his effort to become the second MJ with “Children”. I love his continous writing ability, his rich writing style, and of course, his voice in each song, how he moves the notes, how he lasts high notes. I love how this album’s packed perfectly and its rhythms, are hard to forget. You can find everything that you love aobut Pop with this album. But let’s way for one more week. Let’s wait for Adele. Justin Bieber is waiting too.